Bước đột phá công nghệ lớn của Trung Quốc: Biến khí thải thành kho báu, tuyên bố không bán dù được Mỹ, Đức trả 600 tỷ USD để mua
Trung Quốc độc quyền công nghệ tiên tiến biến khí thải thành kho báu, nhiều nước đã trả hàng trăm tỷ USD để được chuyển giao nhưng thất bại.
- 31-08-2023Nhiều nhân viên trên thế giới "trốn việc" vài tiếng/ngày mà vẫn hưởng nguyên lương khi làm điều này
- 31-08-2023Các ông lớn công nghệ chuẩn bị đối mặt với đạo luật mới của EU
- 31-08-2023Chủ tịch tập đoàn Microsoft khẳng định cần kiểm soát AI
Trong nhiều năm qua, nhu cầu về giảm lượng khí thải CO2 trên toàn cầu ngày càng tăng. Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, ngoài việc giảm lượng khí thải, họ còn có thể chuyển hóa lượng khí thải CO2 này thành những chất có giá trị hơn.
Đây là một công nghệ mang tính cách mạng, không chỉ giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượngmà còn có ý nghĩa tích cực trong việc giảm lượng khí thải CO2. Cụ thể, Trung Quốc đã ứng dụng công nghệ cao với bộ xử lý chip siêu nhỏ, biến chất thải CO2 thành “dầu” có chức năng gần giống như dầu diesel . Loại dầu này rất thân thiện với môi trường hơn.
Hệ thống biến khí thải thành kho báu “dầu” hiện chỉ mình Trung Quốc có trên thế giới. Khi biết Trung Quốc thành công phát triển được công nghệ này, Mỹ và Đức đã ngay lập tức trả 600 tỷ USD để được chuyển giao nhưng Trung Quốc tuyên bố không bán cho bất kỳ nước nào.
Toàn bộ hệ thống được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo, từ giai đoạn chọn lọc, xử lý cho đến hoàn thiện sản phẩm. Trung Quốc sử dụng một loại máy tự động hút khí thải CO 2 từ môi trường, đẩy qua một hệ thống lọc có gắn chip, con chip này sẽ tự động xử lý nguồn CO2 rồi đưa ra những thông số cần thiết. Sau đó, nguồn CO2 được lọc tiếp tục các bước tiếp theo để đi đến thành phẩm.
Đặc biệt, vì có ứng dụng trí tuệ nhân tạo nên sẽ đưa ra các cảnh báo giúp con người chỉ cần ngồi quan sát các thông số, bảng điều khiển để đưa ra các quyết định đúng trong quá trình chuyển hóa khí thải CO2 thành dầu.
So với phương pháp sản xuất nhiên liệu hóa học truyền thống, công nghệ sử dụng CO2 để chuyển hóa thành dầu có nhiều ưu điểm. Công nghệ này cho phép chúng ta sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên có sẵn và giúp tránh lãng phí.
Cùng với đó, công nghệ này đáp ứng các yêu cầu của xã hội hiện đại về phát thải khí CO2 và bảo vệ môi trường. Việc chuyển CO2 thành dầu cũng có lợi ích về mặt kinh tế, đó chính là việc phát triển kinh tế xanh, chất lượng cao và bền vững.
Trong tương lai, Trung Quốc tin rằng công nghệ này sẽ có nhiều đột phá hơn. Trong khi các tài nguyên đều có dấu hiệu cạn kiệt, Trung Quốc sẽ cải tiến công nghệ này để có thể biến khí thải thành những nguyên nhiên liệu khác phục vụ cho đời sống.
Trong lĩnh vực năng lượng, việc sử dụng công nghệ này để tổng hợp nhiên liệu cũng sẽ trở thành xu hướng quan trọng trong tương lai, có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của công nghiệp và giao thông vận tải mà không làm tăng lượng khí thải CO2.
Giờ đây công nghệ cần phải được tối ưu hóa và hoàn thiện hơn nữa trước khi có thể được công nghiệp hóa, những công nghệ tiên tiến như công nghệ chuyển khí thải thành kho bài này của Trung Quốc mang đến cho con người niềm hy vọng. Công nghệ này như một giải pháp mới để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, nhận thức của con người về bảo vệ môi trường và phát triển năng lượng bền vững ngày càng mạnh mẽ, công nghệ biến khí thải thành kho bái nhằm thúc đẩy kinh tế xanh sẽ dẫn dắt định hướng phát triển của thế giới trong tương lai.
Đặc biệt, sự phát triển của thế giới đi kèm với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ. Quốc gia nào làm chủ được công nghệ tiên tiến, phát triển được những công nghệ trong những lĩnh vực mà các nước khác chưa đạt được sẽ dễ dàng vượt lên trong tương lai.
Do đó, trong quá trình phát triển, tất cả các quốc gia đều coi trọng phát triển khoa học - công nghệ và đào tạo nhân lực có trình độ cao để ứng dụng khoa học - công nghệ vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Nhịp sống thị trường