Bước qua tuổi 50, cơ thể dễ bị ung thư tấn công: Có 4 dấu hiệu này mà cứ chần chừ thì đừng trách vì sao tuổi thọ rút ngắn
Đau dạ dày, chướng bụng và 2 triệu chứng sau đây chính là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày có khả năng đã hiện diện trong cơ thể bạn.
- 16-06-2022Bất ngờ khi 1 nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra ăn nhiều cá gây ung thư, hóa ra có nguyên nhân tiềm ẩn ít ai biết
- 15-06-20225 thói quen ăn uống chẳng khác nào đang hành hạ dạ dày, khiến bệnh tật ùn ùn kéo đến nhưng người trẻ tuổi nào cũng làm
- 14-06-2022Mắc ung thư năm 40 tuổi, Tống Mỹ Linh vẫn sống thọ đến 106 tuổi: Bí quyết nằm ở 1 món rau chống được 6 loại ung thư và 3 loại nước rẻ bèo ở chợ
Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều người đã gặp phải những chứng bệnh về đường tiêu hóa khác nhau như đau dạ dày, axit dạ dày, chướng bụng… Phần lớn sẽ chỉ chịu đựng và mua thuốc về khắc phục tạm thời.
Nhưng ít ai biết rằng, nhiều bệnh vặt có thể là dấu hiệu báo trước của ung thư dạ dày nhưng lại bị nhiều người phớt lờ.
Ung thư dạ dày là một khối u ác tính thường gặp ở đường tiêu hóa, nguyên nhân mắc bệnh liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, chế độ ăn uống không điều độ. Bệnh ung thư dạ dày vô cùng nguy hại, không chỉ có tỷ lệ mắc bệnh cao mà còn có tỷ lệ tử vong cao, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.
Những kiểu người có nguy cơ ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có thể xảy ra ở mọi giới và mọi lứa tuổi, song phổ biến nhất là ở những người từ 50 tuổi trở lên. Nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn phụ nữ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những người mắc bệnh ung thư dạ dày ngày càng trẻ hóa, độ tuổi khởi phát bệnh đã chuyển sang 19 - 35 tuổi. Vì vậy, các bác sĩ kêu gọi mọi người cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa và xây dựng thói quen ăn uống tốt, nhất là đối với những người có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao.
Những người sau đây cần chú ý chăm sóc và theo dõi sức khỏe vì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thường.
1. Người có chế độ ăn uống không lành mạnh
Quên ăn, quên ngủ đã trở thành lối sống phổ biến của nhiều người trẻ trong thời hiện đại. Vì bận rộn với công việc nên họ không có thời gian ăn uống, thậm chí phải tăng ca đến tận khuya mới nghỉ ngơi.
Lối sống này kéo dài sẽ làm tổn hại đến sức khỏe của dạ dày, một cơ quan tuân thủ nghiêm ngặt "thời gian biểu". Nếu ăn không đúng bữa sẽ phá hủy quá trình bài tiết dịch vị, không kịp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dẫn đến dạ dày bị tổn thương, dễ mắc các bệnh liên quan, nặng thì có thể gây ung thư.
Ăn uống không đều đặn, có khi ăn ít, có khi ăn quá no, đồ chua, đồ rán, hút thuốc lá và uống rượu bia lâu ngày,… đều là những thói quen ăn uống không tốt, nếu đã mắc phải một số bệnh thì bạn càng nên chú ý.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
2. Người bị bệnh dạ dày
Người mắc bệnh dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp mấy lần. Đặc biệt nhóm nguy cơ cao là những người đang có các tổn thương tiền ung thư dạ dày như viêm teo dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày mãn tính...
Nếu bạn bị bệnh dạ dày nhưng không chú ý theo dõi, thì trong tương lai không xa, bạn sẽ có nguy cơ viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày nghiêm trọng. Tình trạng này lâu ngày có thể phát triển thành ung thư dạ dày.
3. Người bị nhiễm Helicobacter pylori
Helicobacter pylori (Hp) là một loại vi khuẩn hình xoắn ốc tồn tại trong dạ dày và tá tràng. Sau khi xâm nhập vào dạ dày, các triệu chứng ngắn hạn của viêm dạ dày cấp tính xảy ra. Tuy nhiên triệu chứng phổ biến hơn cả là viêm mô dạ dày mãn tính, chúng phát triển mà không có triệu chứng rõ ràng.
Nhiễm khuẩn Hp liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của ung thư dạ dày. Nếu nhiễm trùng kết hợp với một số bệnh viêm mãn tính thì khả năng xuất hiện khối u trong tương lai cao hơn so với người bình thường.
Theo các bác sĩ, các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư dạ dày không khác nhiều so với bệnh viêm dạ dày, khiến nhiều bệnh nhân bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất.
Các số liệu thống kê liên quan cũng chứng minh rằng các triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày rất dễ bị bỏ qua. Để người bệnh dễ phân biệt, các bác sĩ đã liệt kê một số dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư dạ dày:
4 dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày
1. Đau dạ dày
Nhiều người đã từng bị đau dạ dày nhưng các cơn đau không xuất hiện thường xuyên và thường xảy ra khi chế độ ăn uống không điều độ. Loại đau dạ dày này có thể cải thiện nhanh chóng ngay cả khi không dùng thuốc.
Tuy nhiên, nếu các cơn đau dạ dày ngày càng thường xuyên, thời gian kéo dài và không thể cải thiện được dù đã dùng thuốc thì bạn nên cảnh giác xem có phải do ung thư dạ dày hay không.
2. Bụng chướng lâu ngày không khỏi
Nếu có dấu hiệu: đầy bụng, kén ăn, khó tiêu, kèm theo axit dạ dày và hầu hết đều không có tác dụng phụ và tình trạng không cải thiện sau khi dùng thuốc uống thì bạn nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Đối với các bệnh dạ dày thông thường như viêm dạ dày, loét dạ dày người bệnh sẽ không có khối u rõ ràng trong ổ bụng. Nhưng nếu bị ung thư dạ dày, khối u sẽ phát triển liên tục nên người bệnh có thể sờ thấy một khối săn chắc ở vùng bụng trên.
3. Sụt cân nhanh trong thời gian ngắn
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa đặc biệt quan trọng của cơ thể con người cho nên khi mắc ung thư chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như chán ăn, tiêu chảy, tinh thần suy kiệt, việc hấp thu các chất dinh dưỡng bị gián đoạn, theo thời gian, có thể dẫn đến sụt giảm cân nặng.
Hơn nữa, khi các khối u hiện diện trong cơ thể, sự phát triển của các tế bào khối u đòi hỏi một lượng lớn chất dinh dưỡng từ cơ thể, điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng giảm cân.
Do đó, nếu gần đây bạn không cố tình ăn kiêng hoặc tập thể dục nhưng cân nặng vẫn giảm đáng kể trong thời gian ngắn thì bạn nên cảnh giác với sự xuất hiện của căn bệnh này.
Ví dụ như giảm đột ngột 5 kg trong vòng một tháng, cân nặng bất thường này cần được chú ý và cảnh giác với bệnh ung thư dạ dày hoặc các bệnh thực thể khác.
4. Thiếu máu không rõ nguyên nhân
Loét dạ dày tá tràng là một bệnh rất thường gặp, đây là hiện tượng phá hủy cục bộ niêm mạc dạ dày. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng, hẹp môn vị, loét ung thư hoá... Ngoài ra, bệnh còn gây thiếu máu do giảm hấp thu vitamin B12.
Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, loét có thể dẫn đến ung thư. Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, da xanh xao vàng vọt do bị thiếu máu nghiêm trọng.
Theo 163, Toutiao
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần