MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cả đời không hút thuốc, người đàn ông 42 tuổi vẫn mắc ung thư phổi vì công việc mình đã làm suốt 20 năm

28-09-2019 - 18:02 PM | Sống

Luôn có lối sống lành mạnh và quan tâm đến sức khỏe xong người đàn ông 42 tuổi này vẫn bị chẩn đoán mắc ung thư phổi chỉ vì công việc của mình.

"Cả đời tôi chưa từng hút thuốc lại có thói quen tập thể dục. Tôi kiểm tra sức khỏe định kỳ và có lối sống rất lành mạnh. Vì sao tôi lại có thể mắc ung thư phổi được chứ?", ông Trương đau khổ nói với bác sĩ.

Nhìn bề ngoài khỏe mạnh, chẳng ai có thể ngờ người đàn ông 42 tuổi, sống tại Đài Bắc này đã mắc bệnh ung thư phổi. Trước sự thắc mắc của bệnh nhân, bác sĩ Thái Thông Thông, giám đốc Bệnh viện Quản lý y tế Bắc Đầu cho hay, có rất nhiều lý do gây ra bệnh ung thư phổi. Trong đó, thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính, dù không có thói quen hút thuốc xong ông Trương lại làm việc trong nhà bếp đã hơn 20 năm nay, đây chính là nguyên nhân khiến ông mắc ung thư.

Cả đời không hút thuốc, người đàn ông 42 tuổi vẫn mắc ung thư phổi vì công việc mình đã làm suốt 20 năm - Ảnh 1.

Dù không có thói quen hút thuốc xong ông Trương lại làm việc trong nhà bếp đã hơn 20 năm nay.

Theo bác sĩ, trước đây mỗi khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bệnh nhân Trương chỉ làm xét nghiệm máu và chụp X quang ngực cơ bản, kết quả cho thấy không có gì bất thường. Tuy nhiên khoảng đầu năm nay, ông Trương quyết định chụp CT cắt lớp (LDCT) và phát hiện ra có một khối u 0,6mm trong phổi và cuối cùng đã được bác sĩ chẩn đoán là ung thư phổi giai đoạn đầu.

Cả đời không hút thuốc, người đàn ông 42 tuổi vẫn mắc ung thư phổi vì công việc mình đã làm suốt 20 năm - Ảnh 2.

Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân Trương đã có một khối u 0,6mm trong phổi.

Liên quan đến sự nguy hiểm của khói dầu, bác sĩ Thái thông Thông cho hay có nhiều người không biết khói dầu khi nấu ăn sẽ được thải ra trong 5 phút và PM2.5 được giải phóng tức thời cao hơn 20 lần so với không khí bình thường. Nó chính là kẻ giết người vô hình, dễ bị bỏ qua nhất.

Theo bác sĩ, việc "phát hiện sớm, điều trị sớm" chính là chìa khóa để bảo vệ sự sống với bệnh nhân ung thư . Tỷ lệ tử vong của ung thư phổi cao là do sự phát triển của khối u không có triệu chứng rõ ràng. Khi sự khó chịu xảy ra, nó thường phát triển ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Chính vì vậy, bác sĩ khuyên các nhóm có nguy cơ cao như có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi, hút thuốc và tiếp xúc với khói dầu thường xuyên nên đến bệnh viện nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Những người thuộc nhóm không có nguy cơ cao có thể xem xét tiến hành kiểm tra sức khỏe 2 năm 1 lần.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi:

- Hút thuốc lá: 90% bệnh nhân bị ung thư phổi do hút thuốc lá, 4% bệnh nhân do hít phải khói thuốc hàng ngày.

- Môi trường làm việc: Nơi làm việc có nhiều khói bụi, làm việc trong môi trường luyện thép, niken, crom và khí than.

- Tiếp xúc với tia phóng xạ: Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.

Dấu hiệu sớm của ung thư phổi nhiều người bỏ qua:

- Ho nhiều.

- Giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân.

- Thở nặng nhọc.

- Cảm thấy đau ngực.

- Đau tay và các ngón tay.

- Đờm có lẫn máu.

- Thay đổi tâm trạng thất thường.

Cả đời không hút thuốc, người đàn ông 42 tuổi vẫn mắc ung thư phổi vì công việc mình đã làm suốt 20 năm - Ảnh 3.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi:

Người có nguy cơ cao bị ung thư phổi là những người hút thuốc, hít phải khói thuốc, người có người thân bị ung thư phổi, làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc phải các chất gây ung thư... Tuổi càng cao thì khả năng mắc ung thư càng lớn.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư phổi:

Để phòng ngừa ung thư phổi , mọi người nên lưu ý một số điều sau:

- Không hút thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc.

- Cải thiện môi trường sống cũng như môi trường làm việc bằng việc cải thiện vệ sinh công nghiệp, tránh tiếp xúc với khói bụi.

- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phòng tránh và điều trị.

Theo Ettoday

Theo Đỗ Đỗ

Helino

Trở lên trên