Cả một thị trường ô tô thay đổi vì tắc đường khiến đi bộ còn nhanh hơn đi ô tô
Với tình trạng tắc đường nghiêm trọng, những chiếc xe hơi tại Ấn Độ có thể “bò” trên đường với vận tốc dưới 5 km/h – tức là đi bộ còn nhanh hơn.
- 03-10-2017Uber cứ thụt lùi, các đối thủ cứ tiến lên: Ứng dụng gọi xe Ola của Ấn Độ vừa nhận khoản đầu tư 2 tỷ USD
- 19-09-2017Ấn Độ thay thế Trung Quốc thành “động cơ tăng trưởng” ở châu Á
- 06-09-2017Nhìn vào giấc mơ ô tô còn dang dở của cựu Thủ tướng Malaysia, Vinfast học được gì?
- 05-09-2017Chặng đường "vịt hóa thiên nga" của hãng xe ô tô tư nhân tăng trưởng nhanh nhất Trung Quốc
Tình trạng tắc đường thường xuyên xảy ra đang thúc đẩy các khách hàng tại đất nước vốn nổi tiếng quan tâm nhiều nhất đến yếu tố giá cả khi mua sắm giờ đây lại mong muốn sở hữu những chiếc xe có thể đắt tiền hơn nhưng miễn là dễ dàng điều khiển hơn. Người dân Ấn Độ đang chuyển sang mua những loại xe có trang bị hộp số tự động thay vì các mẫu số sàn mà từ lâu đã quen thuộc trên các con đường ở Ấn Độ.
Đối với những nhà sản xuất thì đó là tin tốt bởi vì họ có thể đưa các phiên bản xe quốc tế vào Ấn Độ nhanh hơn mà không cần phải điều chỉnh đối với phiên bản địa phương. Một loạt các dòng xe mới sẽ được nhập vào Ấn Độ trong năm tới, làm gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường ô tô trị giá 30 tỷ USD của nước này, dự kiến sẽ đứng sau Trung Quốc và Mỹ vào năm 2020.
Với thời gian lái xe trung bình lên tới 2 giờ mỗi ngày, “người lái xe mong muốn một chiếc xe dễ lái hơn, đặc biệt là trong điều kiện giao thông ùn tắc mà người lái xe phải đối mặt hàng ngày” theo Tata Motors. “Đây là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy mọi người muốn sở hữu một chiếc xe với hộp số tự động”.
Khi khách hàng người Ấn Độ nâng cấp lên những chiếc xe cao cấp hơn và thị trường xe ôtô sôi động hơn, nhiều công ty nước ngoài đang đẩy mạnh việc tiến vào thị trường tiềm năng này. SAIC Motor Corp., nhà sản xuất ôtô lớn nhất Trung Quốc (theo doanh số) đang chuẩn bị thành lập nhà máy đầu tiên tại Ấn Độ. Công ty nhà nước có trụ sở tại Thượng Hải sẽ mang thương hiệu MG của mình đến đất nước Nam Á này và nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2019. Kia Motors của Hàn Quốc cũng đang lên kế hoạch để tiến vào thị trường Ấn Độ.
Khách hàng Ấn Độ thường do dự khi mua xe số tự động bởi vì giá xe đắt hơn xe số sàn và đất nước này vẫn còn lạc hậu hơn Mỹ cũng như các nước khác trong việc sử dụng chúng.
Mặc dù tỷ lệ xe số tự động đã tăng gấp đôi so với cách đây 2 năm, tỷ lệ chỉ ở mức khiêm tốn 5% tổng doanh số ô tô bán ra ở thị trường này - rất nhỏ so với các thị trường phát triển như Mỹ. Tuy nhiên ùn tắc giao thông sẽ tăng lên cùng với tốc độ tăng trưởng của dân số đô thị và quyền sở hữu xe.
Ông Rahul Mishra, Giám đốc hãng tư vẫn AT Kearne, dự đoán những chiếc xe số tự động sẽ trở thành mảng kinh doanh chiếm ưu thế hơn.
Mishra nói: “Tắc đường ở các thành phố lớn sẽ khiến các lái xe mệt mỏi với những chiếc xe có hộp số sàn. Khả năng chi trả cho những chiếc xe số tự động tăng lên cũng sẽ thúc đẩy thị trường mở rộng”.
Các mẫu xe tự động có giá trung bình khoảng 120.000 rupee (tương đương 1.871 USD). Để thu hút thêm khách hàng, những người có thể không sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để sở hữu một chiếc xe hoàn toàn tự động, các nhà sản xuất cũng cung cấp một lựa chọn cho phép người lái xe không cần phải đạp côn để thay đổi hộp số khi lái xe. Tata Motor đặt mục tiêu là cung cấp tính năng này cho khoảng 50% sản phẩm của mình.
Maruti Suzuki India Ltd., nhà sản xuất ôtô lớn nhất của Ấn Độ, đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu từ các dòng xe số tự động vào năm 2020.
Theo người đứng đầu chi nhánh Ấn Độ của Honda Moto là Yoichiro Ueno, một nhân tố khác sẽ khiến thị trường ô tô Ấn Độ thay đổi là số lượng phụ nữ lái xe tăng lên. Theo Ueno, nhu cầu của phụ nữ đối với dòng xe số tự động chiếm khoảng 25% đến 30% tổng số xe bán ra của Honda Motor India.
Và cuối cùng, xe số sàn có thể trở thành một dòng xe hiếm hoi ở Ấn Độ nếu đất nước này thành công trong phổ biến các phương tiện chạy bằng điện vào năm 2030.