Các cặp đôi Trung Quốc chia tay vì sính lễ cao, nam giới ngày càng khó lấy vợ: Nguyên nhân là một chính sách đã kéo dài 40 năm
Vừa qua, quan chức ở Daijiapu, một thị trấn ở đông nam Trung Quốc, đã tập hợp những người phụ nữ để ký cam kết không đòi sính lễ cao.
- 26-03-2023Cả nhà qua đời, bất đắc dĩ ái nữ 24 tuổi lên tiếp quản tập đoàn vàng: Đi ngược lời phản đối, đưa khoản đầu tư 2 tỷ tăng lên 15 lần ở thị trường mới
- 25-03-202320 tuổi đi bán bảo hiểm, 28 tuổi thành trùm bất động sản đầu tư chưa một lần lỗ: Chàng trai kiếm 1 triệu USD/năm là chuyện nhỏ
- 21-03-2023Tin lời quảng cáo đặt cọc căn hộ hướng công viên nước, 1 tuần sau người mua xứ tỷ dân đã tá hoả đòi rút tiền vì lý do không ngờ
Tiền sính lễ tăng cao
Chính quyền địa phương hy vọng mọi người sẽ từ bỏ những phong tục lạc hậu và góp phần "bắt đầu một xu hướng văn minh mới".
Khi Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng dân số ngày càng giảm, đây được xem là một nỗ lực cố gắng thúc đẩy tỷ lệ hôn nhân vốn đang suy giảm. Các khoản sính lễ, thường do nhà trai chi trả, được cho là trung bình 20.000 USD ở một số tỉnh - khiến hôn nhân ngày càng trở nên đắt đỏ.
Dư luận xã hội khi mô tả vấn đề gia tăng các khoản sính lễ, thường mô tả những phụ nữ đòi sính lễ lớn là tham lam.
Tuy nhiên, vấn đề này một phần là do chính sách một con khắt khe trong suốt 4 thập kỷ của Trung Quốc gây ra, tờ New York Times bình luận.
Trong suốt 40 năm thực thi chính sách một con, các bậc cha mẹ thường thích con trai hơn, dẫn đến tỷ lệ chênh lệch giới tính.
Sự mất cân bằng rõ rệt nhất ở khu vực nông thôn, nơi hiện có 19 triệu nam giới nhiều hơn nữ giới. Phụ nữ cũng có xu hướng muốn kết hôn với nam giới thành phố để hưởng các điều kiện an sinh xã hội, giáo dục, y tế tốt hơn.
Điều này dẫn đến việc nam giới nghèo hơn ở các vùng nông thôn phải trả nhiều tiền hơn để kết hôn.
Yuying Tong, giáo sư xã hội học tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) cho biết: "Điều này đã khiến nhiều gia đình tan vỡ. Bố mẹ tiêu hết tiền và phá sản tài chính chỉ để tìm vợ cho con trai mình".
Bên cạnh đó, việc chi phí sinh hoạt tăng cao khiến khoản tiền sính lễ cao được xem như một khoản tiết kiệm hoặc chi trả cho các trường hợp khẩn cấp.
Các nhà xã hội học cho biết một cách hiệu quả hơn để chính phủ hạn chế thủ tục này là tăng ngân sách cho việc chăm sóc trẻ em và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Chia tay vì sính lễ cao
Việc cô dâu và chú rể tương lai chia tay do không thống nhất được khoản sính lễ 300.000 nhân dân tệ (45.000 USD) cho nhà gái đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng.
Theo tờ China Daily, chú rể tương lai ở tỉnh Cam Túc cho biết, số tiền sính lễ mà cha mẹ cô dâu yêu cầu quá cao đã "buộc" cặp đôi phải chia tay.
Thông tin này đã làm dấy lên mối lo ngại của những cư dân mạng đang nghĩ đến việc kết hôn. Nhiều bình luận để lại dưới bài đăng, trong đó phổ biến nhất là câu nói tốt nhất là không nên kết hôn.
Zhang Furong, chủ sở hữu một công ty mai mối ở tỉnh Tứ Xuyên, cho biết cô đã từng chứng kiến sự việc tương tự vào năm 2018.
Cặp đôi có mối quan hệ tốt đẹp và đang tính chuyện cưới xin. Gia đình cô gái đã đòi 168.000 nhân dân tệ (khoảng 25.000 USD) vì người mẹ cho biết con gái bà là cô gái trẻ xinh đẹp nhất xóm và cô có công việc ổn định là giáo viên cấp hai. Ngoài ra, con gái của một người hàng xóm cũng nhận được số tiền tương tự, vì vậy gia đình không muốn tỏ ra thua kém.
Chú rể đồng ý với số tiền này, nhưng cho biết gia đình anh chỉ có thể trả góp vì bố mẹ anh vừa đặt cọc 400.000 nhân dân tệ cho một căn nhà và cũng đã trả khoảng 200.000 nhân dân tệ cho một chiếc ô tô.
"Gia đình cô gái không đồng ý với đề nghị trả tiền theo từng giai đoạn. Là người mai mối, tôi đã chứng kiến người đàn ông đứng dậy ngay sau khi từ chối và bước ra ngoài mà không ngoảnh lại", Zhang kể.
Sau đó, mẹ của cô gái đã gọi cho Zhang để nói rằng bà rất hối hận về hành động của mình. Người mẹ nói thêm rằng bà không có ý định "bán" con gái, nhưng bà đã "mất trí" vì muốn cạnh tranh với người hàng xóm.
Cuối cùng, cặp đôi chia tay vì vậy Zhang đã giúp họ tìm người mới. Người mẹ hạ "giá" xuống 50% và con gái bà nhanh chóng kết hôn. Cả hai bên hiện đã kết hôn và có con.
Deng Yaju đã làm bà mối được 2 năm ở Zhengning. Cô cho biết nam thanh niên ở Zhengning ít đòi hỏi hơn vì sau vài lần hẹn hò, họ nhận ra rằng rất khó để tìm được đối tác phù hợp.
"Ngược lại, phụ nữ trẻ ở những nơi này thường đặt mục tiêu cao, đặc biệt là những người trở về sau khi làm việc ở các thành phố lớn," cô nói.
Deng cho biết sính lễ cao cũng là do người phụ nữ muốn so sánh mình với người khác. Nếu một người nhận được sính lễ thấp hơn so với những người cùng lứa tuổi, những người xung quanh có thể nghĩ rằng cô ấy có điều gì đó không ổn.
Ở một số gia đình nghèo có cả con trai và con gái, cha mẹ đòi sính lễ cao vì muốn con trai có tiền đi lấy vợ. Thậm chí có gia đình lâm vào cảnh nợ nần sau khi cưới vợ cho con trai.
Một nghiên cứu đăng trên tờ Sixthtone cho thấy, sính lễ có xu hướng cao nhất ở vùng nông thôn Hà Nam và phía bắc An Huy, và đặc biệt là ở đồng bằng Huang-Huai-Hai trải dài trên hai tỉnh trong khi sính lễ cho cô dâu ở các tỉnh phía nam như Giang Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến tương đối thấp hơn.
Một yếu tố khác đẩy sính lễ cho cô dâu lên cao ở phía bắc Trung Quốc là không gian hôn nhân tương đối khép kín của khu vực. Kỳ vọng kết hôn với người địa phương làm tăng sự cạnh tranh và đẩy sính lễ lên cao.
Trong khi đó, các cặp đôi thế hệ trẻ đang theo đuổi hôn nhân bền vững hơn.
He Fan, 24 tuổi, ở Sơn Đông vừa kết hôn. Chồng cô là một lập trình viên, kiếm được 7.000 nhân dân tệ mỗi tháng, sở hữu có một chiếc xe hơi, nhưng không có bất động sản.
Sính lễ của cô là 100.000 nhân dân tệ nhưng nhà gái đã đưa lại khoản tiền 80.000 nhân dân tệ làm của hồi môn.
"Tôi tin tưởng anh ấy và tôi không cần tiền để chứng minh tình yêu của anh ấy với tôi", He nói.
Cô cho biết sính lễ của cô thấp hơn nhiều so với mức trung bình của địa phương, nhưng cha mẹ cô vẫn đồng ý cho cuộc hôn nhân và đưa lại 80% của hồi môn để hỗ trợ cặp vợ chồng mới cưới.
"Tôi thích anh ấy, chứ không phải sính lễ của anh ấy. Một cuộc hôn nhân hạnh phúc quan trọng hơn sính lễ cao", He nói.
Thể thao & Văn hóa