"Các công ty cho vay ngang hàng đang xếp hàng , chỉ chờ có cơ sở pháp lý để...nhảy vào"
Đó là ý kiến của chuyên gia khi nói về các tổ chức cho vay không phải là tổ chức tín dụng.
- 22-03-2019Chuyên gia hiến kế mở rộng thị trường tín dụng, đẩy lùi tín dụng đen thế nào?
- 21-03-2019Cần tháo "room" cho tín dụng tiêu dùng?
- 21-03-2019Vì sao biết tín dụng đen lãi suất "cắt cổ" mà vẫn vay?
-
Trong năm tới, cả yếu tố chi phí đẩy lẫn cầu kéo có thể không lớn.
-
Tôi nghĩ khi đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2022 là 6-6,5%, Chính phủ và Quốc hội đã khá thận trọng, thực tế khả năng tăng trưởng trên 7% là hoàn toàn có thể
Tham gia buổi toạ đàm về Đi tìm giải pháp mở rộng thị trường, "giải cứu" người dân khỏi tín dụng đen do Báo điện tử Trí thức trẻ phối hợp Kênh thông tin tài chính CafeF phối hợp tổ chức hôm 21/3 vừa qua, chuyên gia tài chính - TS. Nguyễn Đức Độ cho biết, hiện nay các hình thức cho vay mà không phải tổ chức tín dụng cung cấp như cầm đồ, cho vay ngang hàng,…vẫn đang tồn tại là có những lý do riêng.
"Các hiệu cầm đồ cũng có những ưu điểm trong việc đáp ứng các nhu cầu vay nhỏ. Hình thức cho vay ngang hàng cũng có những ưu điểm trong việc kết nối với những người có nhu cầu và người có tiền" - ông nói.
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Đức Độ, các hoạt động cho vay đều có rủi ro trong việc hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi. Nếu các hình thức ấy cũng sử dụng các phương pháp đòi nợ "khốc liệt" thì sẽ không dễ dàng để phân biệt tín dụng đen, và cũng không thể loại trừ rằng trong một số trường hợp các hình thức cho vay này chính là tín dụng đen trá hình.
Trong khi đó theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, các tổ chức cho vay không phải tổ chức tín dụng họ dùng nhiều tiêu chí mà ngân hàng không sử dụng để tiếp cận người đi vay. Có những tiêu chí mà họ chấp nhận được còn ngân hàng thì không, từ đó họ chấp nhận rủi ro cao hơn, lãi suất theo đó cũng cao hơn.
Chẳng hạn công ty cho vay ngang hàng (P2P Lending) có hàng ngàn tiêu chí nhưng ngân hàng rất ít. Những tiêu chí này không thể chạy bằng tay mà bằng chương trình công nghệ, có thể đưa ra đề xuất ngay lập tức là có thể cho vay được hay không. Có thể chạy cho hàng chục nghìn người dân trong vài phút đồng hồ. Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm, "các P2P Lending đang đợi ngoài kia rất nhiều, chỉ đợi có hành lang pháp lý để nhảy vào", và đó có thể là chỗ để giảm trừ tín dụng đen.
Đề cập đến nhóm các tổ chức cho vay ngang hàng, TS. Đỗ Hoài Linh cho rằng đây cũng sẽ là một trong những công cụ giúp đẩy lùi tín dụng đen. Bà kiến nghị cơ quan quản lý cần nghiên cứu để đưa vào quản lý, nhanh chóng ban hành khuôn khổ pháp lý thử nghiệm các hình thức tín dụng dựa trên công nghệ như cho vay ngang hàng, đặc biệt khi hoạt động cho vay này đang nở rộ trong thực tế thì rất cần những quy định kịp thời của pháp luật để điều chỉnh.