MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các doanh nghiệp lên kế hoạch đầu tư năm 2021: Liệu Việt Nam còn giữ vị thế điểm đến hấp dẫn?

Tạp chí nghiên cứu châu Á (Asia Briefing) nhận định, Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hàng đầu khu vực Đông Nam Á đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư trước đó đã tham gia chiến lược "Trung Quốc+1".

Asia Briefing nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những quốc gia có chi phí lao động cạnh tranh nhất khu vực ASEAN. Mức lương tối thiểu từng vùng sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung mức lương tối thiểu của Việt Nam rơi vào khoảng 132-190 USD/tháng.

Các doanh nghiệp lên kế hoạch đầu tư năm 2021: Liệu Việt Nam còn giữ vị thế điểm đến hấp dẫn? - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành chính sách mới về ưu đãi thuế vào tháng 4/2020. Theo đó, các doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ được hoãn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trong tối đa 5 tháng. Đến ngày 25/9, Chính phủ Việt Nam tiếp tục ban hành nghị định 114/2020/NĐ-CP về việc giảm 30% thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế TNDN năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng.

Đối với các khu kinh tế, Việt Nam cũng mở rộng chính sách phát triển vùng bao gồm 18 khu kinh tế ven biển và 325 khu công nghiệp do nhà nước hỗ trợ. Các khu kinh tế này được hưởng nhiều ưu đãi riêng liên quan đến thuế. Cùng với đó, dự án thành lập 3 khu kinh tế tại các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Phú Quốc sẽ sớm đi vào hoạt động. Thông qua các khu kinh tế, Chính phủ tìm cách thu hút đầu tư vào nhiều lĩnh vực liên quan đến công nghệ cao và công nghiệp tri thức.

Đáng chú ý, Việt Nam đã có hơn 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực bao gồm CPTPP, EVFTA...

Những lĩnh vực tiềm năng nhất thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Thứ nhất đó là ngành dệt may, bởi Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới, đóng góp 16% GDP. Theo đó, doanh thu xuất khẩu của ngành dệt may năm 2019 đã lên đến 39 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm trước. Thị trường xuất khẩu chính của ngành hàng này bao gồm Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với mạng lưới FTA phủ khắp Việt Nam, điển hình như EVFTA đã đem đến cho các nhà sản xuất cơ hội tiếp cận nhiều thị trường xuất khẩu mới. Ngoài ra, trong 11 tháng đầu năm 2019, ngành dệt may đã nhận được 1,5 tỷ USD đầu tư nước ngoài.

Thứ hai là ngành thiết bị điện tử. Cụ thể, xu hướng chuyển dịch các chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc đã giúp Việt Nam ứng vị trí thứ 12 về thị trường xuất khẩu điện tử vào năm 2019. Việt Nam cũng đứng thứ hai toàn cầu về giá trị xuất khẩu điện thoại di động năm 2019. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành thiết bị điện tử Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, với các mặt hàng chủ yếu như điện thoại di động, TV, máy ảnh, thiết bị điện và mạch tích hợp điện tử.

Thứ ba là ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Mặc dù quy mô ngành còn khá nhỏ, nhưng đây lại là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong nước. Công nghiệp ô tô cũng đóng góp khoảng 3% GDP cả nước trong năm 2019, trong đó đa phần là xuất khẩu các linh kiện, phụ tùng. Trong cùng năm, khoảng 288.000 chiếc ô tô được bán ra trên thị trường Việt Nam.

Nhìn chung, khi các nhà đầu tư nước ngoài chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư năm 2021, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là lựa chọn hàng đầu về điểm đến đầu tư trong khu vực.

Hoài Thương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên