Các ngân hàng có hơn 91 nghìn tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn
Dù tăng nhẹ về quy mô, song tỷ trọng nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ của các ngân hàng có xu hướng giảm so với cuối năm 2022.
- 15-08-2023Big4 ngân hàng rao bán nhiều tài sản “khủng” để xử lý nợ xấu
- 13-08-2023Toàn cảnh ngành ngân hàng quý II: NIM mỏng hơn, nợ xấu tăng mạnh tại nhóm tư nhân
- 09-08-2023Toàn cảnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu của 28 ngân hàng tính đến hết quý 2/2023
Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất quý 2, tổng quy mô nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của 27 ngân hàng trên sàn và Agribank tại thời điểm 30/6 ở mức 91.275 tỷ đồng, tăng 1.713 tỷ so với cuối năm 2022, tương đương tăng 1,9%.
Nhìn chung, dù có xu hướng tăng, song điểm tích cực là tỷ trọng nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ của các ngân hàng đã giảm từ mức 0,9% hồi đầu năm xuống còn 0,86%.
Đứng đầu về quy mô nợ có khả năng mất vốn là Agribank với 18.464 tỷ đồng, dù đã giảm 536 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Nợ nhóm 5 chiếm 1,26% tổng dư nợ cho vay khách hàng của Agribank, mức tỷ trọng cao nhất trong nhóm Big4 và cao hơn khá nhiều so với mức bình quân cả ngành.
Đứng sau Agribank là BIDV có 12.963 tỷ đồng nợ nhóm 5 tại thời điểm cuối quý 2, tăng hơn 10% so với hồi đầu năm. Tốc độ tăng của nợ có khả năng mất vốn nhanh hơn quy mô tổng dư nợ đã kéo tỷ trọng tăng từ 0,77% lên 0,8%.
Nợ có khả năng mất vốn của NCB xếp thứ ba, ở mức 7.384 tỷ đồng. NCB hiện chưa công bố nguyên nhân khiến nợ có khả năng mất vốn tăng vọt trong nửa đầu năm
Ngoài 3 ngân hàng nói trên, Top10 nhà băng nhiều nợ nhóm 5 nhất còn có SHB (5.746 tỷ đồng), VietinBank (5.410 tỷ đồng), VPBank (4.990 tỷ đồng), Vietcombank (4.432 tỷ đồng), Sacombank (3.938 tỷ đồng), ACB (2.830 tỷ đồng), LPBank (2.438 tỷ đồng).
Các ngân hàng có ít nợ nhóm 5 nhất là Saigonbank (280 tỷ), Bac A Bank (428 tỷ), Kienlongbank (517 tỷ ). Đây đều là những nhà băng thuộc nhóm có quy mô dư nợ cho vay nhỏ nhất hệ thống.
Sau nửa đầu năm, có 11 ngân hàng giảm được quy mô nợ nhóm 5. Trong đó, Vietcombank, VPBank và SHB là ba ngân hàng giảm được nhiều nhất nhóm nợ này.
Ở chiều ngược lại, có 16 ngân hàng ghi nhận nợ có khả năng mất vốn tăng so với cuối năm 2022. Trong đó, nhiều ngân hàng tăng rất mạnh như NCB (+125%), LPBank (+80%), Techcombank (+50,3%),…
Xét về tỷ trọng, NCB là ngân hàng có tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ cao nhất hệ thống, lên tới 15,3%. Hai ngân hàng khác cũng có tỷ lệ này ở mức trên 2% tổng dư nợ cho vay là BVBank (2,28%) và VietBank (2,73%).
Các ngân hàng có tỷ lệ nợ nhóm 5 thấp nhất là Techcombank (0,32%), MB (0,36%) và Vietcombank (0,38%).
Nhịp sống thị trường
- Những ngân hàng nào có tiền gửi ngoại tệ nhiều nhất?
- Vì sao lãi suất giảm nhưng tiền vẫn ồ ạt đổ vào hệ thống ngân hàng?
- Ngân hàng nào dẫn đầu về hiệu suất sinh lời trên vốn chủ?
- Toàn cảnh ngành ngân hàng quý II: NIM mỏng hơn, nợ xấu tăng mạnh tại nhóm tư nhân
- Toàn cảnh tiền gửi CASA tại 28 ngân hàng 6 tháng đầu năm