MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các nhà khai thác than của Mỹ lo ngại căng thẳng thương mại ảnh hưởng đến xuất khẩu

28-06-2018 - 18:49 PM | Thị trường

Các công ty khai thác than của Mỹ bày tỏ lo ngại tranh chấp thương mại giữa nước này và Trung Quốc có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.

Trong tháng này, Bắc Kinh đã bổ sung than đá và các sản phẩm năng lượng khác vào danh mục hàng hóa phải đối mặt với thuế nhập khẩu nhằm trả đũa động thái áp thuế trước đó của Tổng thống Trump. Biện pháp này đã làm giảm nhu cầu đối với than của Mỹ tại Trung Quốc.

Ví dụ, các nguồn tin thương mại cho biết, China National Building Material Group Corporation, một trong những nhà nhập khẩu than cốc lớn nhất tại Trung Quốc đã rút khỏi cuộc đàm phán cung cấp than với công ty môi giới than XCoal và công ty Consol Energy của Mỹ ngay sau thông báo của Bắc Kinh.

Một nguồn tin quen thuộc cho biết, Consol trước đó đã đàm phán với Trung Quốc để cung cấp tới 1 triệu tấn than/năm nhưng không xác nhận liệu thỏa thuận này có bị trì hoãn hay không.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, xuất khẩu than của Mỹ sang châu Á tăng gấp đôi từ 15,7 triệu tấn năm 2016 lên 32,8 triệu tấn vào năm 2017. Theo EIA, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 3,2 triệu tấn vào năm 2017, tăng từ con số không của năm 2015 và 2016.

Steve Roberts, Chủ tịch Phòng Thương mại West Virginia cho biết chủ nghĩa bảo hộ của Trump là "tiến thoái lưỡng nan" đối với tổ chức đại diện cho một số công ty được hưởng lợi từ xuất khẩu.

Jason Bostic, Phó Chủ tịch Hiệp hội than West Virginia, cho biết ông hy vọng cuộc tranh chấp sẽ kết thúc, hoặc ít nhất là mức thuế đối với nhôm và thép của Tổng thống Trump sẽ thúc đẩy nhu cầu nội địa đối với than cốc. Nhu cầu về than cốc của Mỹ hiện khoảng 23 triệu tấn/năm và có thể tăng nếu sản lượng thép của Mỹ tăng.

Việc bổ sung than vào danh sách hơn 650 mặt hàng phải đối mặt với mức thuế cao hơn từ Trung Quốc cũng gây sốc cho các nhà máy thép và các công ty thương mại của Trung Quốc. Mới tháng trước, Bắc Kinh đã khuyến khích các công ty mua thêm than của Mỹ để thu hẹp khoảng cách thương mại.

Các nhà khai thác than như Consol đã đàm phán với người mua đến từ Trung Quốc, và hy vọng những cuộc đàm phán đó sẽ "hồi sinh".

Zach Smith, người phát ngôn của Consol cho biết, "về dài hạn chúng tôi nghĩ rằng than đá sẽ là một phần của giải pháp, và Trung Quốc sẽ mua than của Mỹ để bù đắp thâm hụt thương mại".

Tập đoàn Corsa Coal cho biết họ đang hướng tới mục tiêu 4 triệu tấn than cốc/năm vào năm 2020, trong đó 70% xuất khẩu và 30% sử dụng trong nước. Theo Corsa, cơ sở hạ tầng của Trung Quốc và Ấn Độ cũng như dân số tăng là những động lực tích cực cho than cốc để phục vụ nhu cầu thép ngày càng tăng.

Đầu tháng này, Bluestone Coal tuyên bố họ đã lên kế hoạch thuê 250 công nhân cho 2 mỏ khai thác sắp mở cửa trở lại và 2 mỏ luyện kim mới ở Tây Virginia. Khoảng 70% lượng than được bán trên thị trường xuất khẩu.

Ngọc Anh

Reuters

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên