MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các NHTƯ mua vàng nhưng không đột biến, người dân tích trữ không cao - 'thế lực bí ẩn' nào đẩy giá vàng tăng điên cuồng?

18-04-2024 - 13:03 PM | Thị trường

Biến động chưa từng thấy trên thị trường vàng thế giới đã trở thành tâm điểm thảo luận của các thị trường trong nhiều ngày nay. Dù vậy, đâu là nguyên nhân thực sự và giá sẽ tăng đến đâu vẫn là một ẩn số lớn.

Các NHTƯ mua vàng nhưng không đột biến, người dân tích trữ không cao - 'thế lực bí ẩn' nào đẩy giá vàng tăng điên cuồng?- Ảnh 1.

Tựu chung cho thấy không có dấu hiệu bất thường nào trên cả thị trường vàng thỏi London cũng như Sàn hàng hóa Chicago. Những "bọ vàng" bán lẻ ( goldbugs , chỉ những người cực kỳ lạc quan vào vàng, coi vàng như một khoản đầu tư và một tiêu chuẩn để đo lường sự giàu có) lần này không phải là những người mua chính (Quỹ vàng ETF đã bị thu hẹp kể từ tháng 12/2024).

Vậy mà giá vàng đã vượt qua bức rào cản chắc chắn đã tồn tại suốt 4 năm qua - khoảng 2.000 USD/ounce – để tăng vọt theo hình parabol kể từ giữa tháng 2/2024 và đạt mức cao nhất mọi thời đại, là 2.431 USD/ounce, vào ngày 11/4/2024.

Điều này khiến một số người liên tưởng đến những thế lực khác đằng sau sự những diễn biến bất thường này.

Các NHTƯ mua vàng nhưng không đột biến, người dân tích trữ không cao - 'thế lực bí ẩn' nào đẩy giá vàng tăng điên cuồng?- Ảnh 2.

Giá vàng đã phá vỡ ngưỡng 2.000 USD/ounce.

 “Không phải một tổ chức phương Tây đứng đằng sau việc này. Đó là một ‘thế lực’ lớn với túi tiền rất to. Tôi chưa bao giờ thấy kiểu mua này trước đây”, Ross Norman, một nhà kinh doanh vàng kỳ cựu và hiện là giám đốc điều hành của Metals Daily, cho biết.

Vàng đã lập nên những kỷ lục giá cao mới bất chấp những cơn gió ngược mạnh mẽ như: Đồng USD tăng mạnh, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 70 điểm và những tuyên bố chắc nịch của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) về chủ trương duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Sự kết hợp của các yếu tố này thông thường gây rắc rối lớn cho vàng.

Có vẻ như dù đó là ai, nhưng "thế lực" này dường như không quan tâm tới giá.

Các ngân hàng trung ương (NHTƯ) không hành xử như thế này. Ông Norman nói: “Họ mua vàng theo giá tham chiếu của sàn London và họ không theo đuổi giá cả”. Ông cho rằng cuộc "biểu tình" này đang diễn ra ngoài sổ sách, trên thị trường OTC.

Các NHTƯ mua vàng nhưng khối lượng không quá đột biến

Có xu hướng nhiều NHTƯ tăng cường dự trữ vàng để đa dạng hóa danh mục dự trữ ngoại hối.

NHTƯ Trung Quốc đã 17 tháng liên tiếp bổ sung vàng vào kho dự trữ của mình, một phần trong quá trình Nam bán cầu dần dần chuyển hướng danh mục đầu tư ra khỏi trái phiếu kho bạc Mỹ và châu Âu.

Tuy nhiên, quy mô mua từ các ngân hàng trung ương vẫn còn khiêm tốn. Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết các ngân hàng trung ương đã mua ròng 18 tấn trong tháng 2/2024: 12 tấn ở Trung Quốc, 6 tấn ở Kazakhstan và Ấn Độ, 4 tấn ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng ngược lại Ngân hàng trung ương Nga lại bán vàng ra, nên tổng tăng dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương hầu như không thay đổi.

Các NHTƯ mua vàng nhưng không đột biến, người dân tích trữ không cao - 'thế lực bí ẩn' nào đẩy giá vàng tăng điên cuồng?- Ảnh 3.

Dự trữ vàng của các NHTƯ.

 Người dân mua vàng tích trữ, nhưng không phải nguyên nhân chính

Trong đợt tăng giá này chắc chắn có phần đóng góp của lĩnh vực bán lẻ Trung Quốc. Người dân ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chắc chắn đã mua vàng. Trước trung tâm trang sức Shuibei đã có hiện tượng ùn tắc giao thông do những hàng dài người dân xếp hàng mua vàng. Động lực một phần do giá chứng khoán trên thị trường Thượng Hải sụt giảm, thị trường nhà đất tiếp tục trì trệ và chính sách kiểm soát vốn.

Nhưng chỉ riêng điều này cũng không thể giải thích được sự tăng giá mạnh mẽ như hiện nay. Ông Norman cho biết dòng vàng chảy vào châu Á vẫn ở trong giới hạn bình thường.

Địa chính trị thúc đẩy xu hướng tránh xa USD

Đã có nhiều ý kiến nêu bật yếu tố địa chính trị trong lần tăng giá vàng này. Nhiều người lo ngại xung đột ở Trung Đông lan rộng và diễn biến phức tạp, và kéo theo đó là việc nhiều nền kinh tế muốn đẩy nhanh tiến trình phi – đô la hóa. Khi đó, vàng trở thành hàng rào chống lại những viễn cảnh u ám, và mối liên quan giữa địa chính trị và vàng khi này có nguồn gốc sâu xa là mối liên hệ giữa địa chính trị và USD.

Đồng bạc xanh là loại tiền tệ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới trong cả thương mại và dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương. Khảo sát mới nhất từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy, đồng USD chiếm 88% tổng giao dịch hàng ngày trên toàn cầu. Trong khi đó, theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng bạc xạnh cũng chiếm khoảng 55% tổng dự trữ của ngân hàng trung ương toàn cầu trong quý III/2023, nhiều hơn bất kỳ tiền tệ nào khác.

Một số chuyên gia kinh tế từng cảnh báo một loại tiền tệ đối thủ có thể sớm thay thế đồng USD. Các quốc gia BRICS đã nỗ lực loại bỏ đồng USD ra khỏi hoạt động giao dịch thương mại, trong khi các nước như Nga và Trung Quốc đã đề xuất tạo ra một loại tiền tệ mới để thách thức đồng bạc xanh.

Tuy nhiên, nỗ lực thoát khỏi sự thống trị của đồng USD đã được thực hiện từ hàng thập kỷ nay nhưng vị thế của đồng bạc xanh dự kiến sẽ vẫn được duy trì trong dài hạn vì việc sử dụng đồng USD hiện đang vượt xa các loại tiền tệ khác.

Các NHTƯ mua vàng nhưng không đột biến, người dân tích trữ không cao - 'thế lực bí ẩn' nào đẩy giá vàng tăng điên cuồng?- Ảnh 4.

Vàng cao nhất 100 năm tính theo giá trị thực tế.

Nợ khổng lồ của các chính phủ sau Covid-19

Ngoài những vấn đề trên, còn một điều nữa có thể giải thích cho việc giá vàng tăng mạnh.

Đại dịch Covid đã tác động mạnh đến các chính phủ thông qua những khoản chi tiêu khổng lồ ngoài dự kiến. Các ý kiến chung cho rừng có quá nhiều quốc gia đã đẩy nợ công vượt quá 100% GDP và vượt quá mức không thể quay trở lại theo các hệ tư tưởng kinh tế và chế độ chính trị hiện hành. Thâm hụt ngân sách đã vượt ra khỏi phạm vi lịch sử và đang ở mức không thể chấp nhận được về mặt cơ cấu trong giai đoạn này của chu kỳ.

Các ngân hàng trung ương sẽ phải khoanh các khoản nợ đó lại và tăng cường phát hành trái phiếu kho bạc. Họ sẽ để lạm phát tăng cao để giúp giảm bớt nợ nần.

Ngân hàng Nhật Bản đang từ chối tăng lãi suất trên 0 hoặc tạm dừng mua trái phiếu mặc dù lạm phát cơ bản là 2,8% và lương tăng 5,2%. Với tỷ lệ nợ trên GDP trên 260%, Nhật Bản không thể quay trở lại tình trạng tiền tệ ổn định nếu không gặp rủi ro khủng hoảng tài chính. Đây chính là một cái bẫy nợ công.

Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đang mắc bẫy nợ. Họ tiếp tục mua hàng loạt trái phiếu Club Med ngay cả khi lạm phát trên 10%. Đây rõ ràng là một giải pháp tài chính cho các quốc gia mà khả năng thanh toán gặp khó khăn. ECB hiện đã lùi bước nhưng sẽ buộc phải bảo vệ Ý một lần nữa bằng các khoản chuyển giao tài chính được dưới dạng QE.

Fed cũng đang phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: hoặc tiếp tục con đường chống lạm phát, trước nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi khủng hoảng tài chính, khủng hoảng tài sản thương mại/ngân hàng và suy thoái, tất cả đều kết thúc bằng việc quay trở lại QE; hoặc cắt giảm lãi suất một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trước khi lạm phát được kiểm soát.

Vàng có liên quan đến những điều này không? Tất nhiên là có. Nhưng mức độ tác động thực tế vẫn là điều cần bàn thêm.

Tóm lại, việc giá vàng tăng vọt có thể không gì khác gì "một bầy sói đánh hơi thấy miếng mồi", với các quỹ đang dàn xếp việc bán khống vàng thỏi thông qua thị trường quyền chọn khi biết rằng điều này sẽ tạo ra một vòng tuần hoàn nhiên liệu tự tiếp, như kiểu huy động vốn đa cấp. Nếu đúng như vậy, cuộc "biểu tình" hiện nay sẽ sớm bị gián đoạn, khi đó, giá vàng sẽ lao dốc thê thảm.

Tham khảo: Telegraph


Vũ Ngọc Diệp

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên