Các store đồ hiệu ở Đức liên tiếp bị tạt sơn, dân tình tranh cãi gay gắt, nguyên nhân do đâu?
Mới đây, hàng loạt các cửa hàng đồ hiệu cao cấp ở Đức liên tục bị tạt sơn.
- 11-11-2022Chênh lệch ngoại tệ khiến người mua hàng được hời gần nửa giá, dân đam mê đồ hiệu đang đổ xô đến đâu để mua sắm?
- 02-11-2022Thu giữ nhiều ''đồ hiệu" giả ở Saigon Square
- 19-01-2021Phát hiện cửa hàng bán đồ hiệu nhập lậu trị giá trên 1,5 tỷ đồng
Ngày 22/4 vừa qua, liên tiếp các cửa hàng đồ hiệu cao cấp ở Berlin (Đức) bị tạt sơn ngay chính diện cửa ra vào. Nhiều thương hiệu lớn như: Dolce & Gabbana, Gucci, Prada, Rolex... bị một nhóm các nhà hoạt động bảo vệ môi trường tại Đức có tên “Last Generation” tạt sơn, cầm banner biểu tình do mâu thuẫn giàu nghèo.
Theo nhóm biểu tình này, giới thượng lưu, siêu giàu ở Đức đang chiếm quá nhiều tài nguyên, của cải vật chất trong xã hội. Người giàu - cũng chính là những người tiêu thụ thời trang cao cấp đang thải ra carbon gấp nhiều lần so với mức trung bình, đặc biệt là so với người có thu nhập thấp. Và hậu quả mà người giàu tạo ra lại chính là thứ mà người nghèo phải gánh chịu. Người giàu tiếp tục giàu lên, có nhiều lựa chọn tốt hơn cho cuộc sống của họ còn người nghèo trong khi đó không đủ tiền để chi trả hoá đơn năng lượng.
Phía đối lập lại phản bác, cho rằng người giàu vẫn lao động, đóng thuế rất cao. Và nhiều người nghèo trong xã hội Đức hiện đang được hưởng trợ cấp từ những gì người giàu đóng góp. Vậy nên việc tạt sơn thể hiện sự tức giận của nhóm người này là vô lý. Bởi Đức chủ yếu thải ra carbon trong quá trình sản xuất công nghiệp, mà quá trình này không chỉ có người giàu tham gia và không chỉ đem lại lợi ích cho mỗi họ.
Làn sóng phẫn nộ cũng như hành động tạt sơn hiện đang thu hút sự chú ý từ phía dân tình. Phần đông ý kiến cho rằng việc tạt sơn, cầm banner phản đối đứng trước cửa các store đồ hiệu là hành động thiếu suy nghĩ và quá bốc đồng. Suy cho cùng, chúng sẽ không thể thay đổi việc người giàu mua hàng hiệu hay bắt các thương hiệu cao cấp phải ngừng kinh doanh để giảm carbon thải ra môi trường.
Việc biểu tình này đúng là đã thu hút sự quan tâm của truyền thông và công chúng tại Đức. Dân tình thậm chí còn cho rằng việc tạt sơn màu cam khiến các cửa hàng đồ hiệu trông 'nghệ' và thu hút đông đảo sự chú ý hơn:
- Thấy tạt xong giống chất nghệ thuật đương đại, có khi các thương hiệu lại lấy ý tưởng ra mắt BST trang phục bị tạt sơn cũng nên.
- Thiếu suy nghĩ ghê.
- Tức thì tức nhưng có ngăn được người ta mua đồ hiệu đâu mà tạt sơn.
- Đây chỉ là cách giải tỏa sự bức xúc thôi chứ chưa có phương án giải quyết mâu thuẫn triệt để.
- Nhìn cũng nghệ đó chứ, cứ phải chọn sơn cam màu của Hermès mới chịu cơ.
Thể thao văn hóa