MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các tổ chức đánh giá tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt 6,5%- 7,1%

Với mức tăng trưởng cao nhất 10 năm trong quý 1, các tổ chức nghiên cứu và tài chính lạc quan tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 6,5%- 7,1%.

CIEM: Tăng trưởng năm nay đạt 6,67%, cán cân thương mại thâm hụt 680 triệu USD

Tại buổi “Hội thảo kinh tế vĩ mô quý 1: Diễn biến và yêu cầu cải cách mới”, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt 6,67%. Lạm phát đạt 3,81%.

Tăng trưởng xuất khẩu năm nay vẫn đạt mức 2 con số nhưng chỉ dừng ở mức 12,15%. Đặc biệt do chịu tác động bởi yếu tố tồn kho, năm nay Việt Nam có thể sẽ thâm hụt 680 triệu USD, trái với diễn biến trong năm 2017 xuất siêu 2,7 tỷ USD.

Quý 1 vừa qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam tăng mạnh 7,38%- mức cao nhất 10 năm qua.

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô nhận định “Tăng trưởng kinh tế quý 1 vượt kỳ vọng song có vẻ như cứ 2 năm quý 1 giảm lại có 1 năm tăng vọt. Chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện nhiều. Tăng trưởng thực tế cao hơn rất nhiều so với tiềm năng. Trong khi đó, tiềm năng tăng trưởng các quý gần đây đang giảm xuống”.

ADB: Tăng trưởng 2018 đạt 7,1% trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng mạnh nhất khu vực

Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 dự báo đạt 7,1%, trước khi giảm xuống còn 6,8% trong năm 2019.

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định: “Được hỗ trợ bởi năng lực quản lý kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế sẽ bứt phá trong năm 2018. Nhờ đó, Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất của khu vực".

Các tổ chức đánh giá tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt 6,5%- 7,1% - Ảnh 1.

Ảnh: Một Thế Giới


Ông Sidgwick nói thêm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi sự mở rộng mạnh mẽ lĩnh vực chế tạo và xuất khẩu. Bên cạnh đó, gia tăng tiêu dùng nội địa, dòng vốn đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, nông nghiệp cải thiện cũng sẽ là động lực tăng trưởng lớn.

Ông Aaron Batten, chuyên gia kinh tế Quốc gia thuộc ADB tại Việt Nam nhận định tăng trưởng đã đạt độ chín với sự đóng góp tất cả các ngành vì vậy duy trì đà tăng trưởng sẽ khó.

Ông Sidgwick nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng quý 1 càng cao, áp lực tăng trưởng ở các quý tiếp theo và giá cả càng lớn, vì vậy Việt Nam cần trú trọng tăng trưởng bền vững và san sẻ đồng đều qua các quý. Hiện chưa có dấu hiệu tăng trưởng quá nóng nhưng giá cả bắt đầu tăng mặc dù lạm phát chưa quá lớn. Tuy nhiên, lạm phát được dự báo tăng mạnh trong 2 năm tới. Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2018 dự báo lạm phát sẽ đạt mức trung bình 3,7% trong năm nay, tăng 0,2% so với năm 2017 và đạt tới 4% trong năm 2019, do sự gia tăng cầu nội địa và giá cả hàng hóa toàn cầu.

Nếu lạm phát cao sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn. Vì vậy Việt Nam cần chú trọng đến chất lượng tăng trưởng.

Trong khi nhấn mạnh tiềm năng tăng trưởng vững chắc của Việt Nam, báo cáo cũng lưu ý một số nguy cơ lớn đối với triển vọng này, gồm cả sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại toàn cầu.

Kim ngạch thương mại hàng năm của Việt Nam hiện vượt mức 185% GDP, khiến Việt Nam trở thành nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại cao thứ hai ở Đông Nam Á, sau Singapore. Báo cáo lưu ý rằng nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam - Mỹ và Trung Quốc- có thể dẫn tới những tác động lan tỏa đối với tăng trưởng kinh tế.

VEPR: Tăng trưởng năm 2018 sẽ đạt 6,83%, mô hình tăng trưởng các quý có thể ngược so với mọi năm

Với mức tăng trưởng cao đột biến 7,38% của Quý 1, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,5-6,7% của năm 2018 do Quốc hội đề ra là hoàn toàn khả thi do nhiều điều kiện thuận lợi được duy trì.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ đang diễn ra, tương lai của nền kinh tế Việt Nam còn rất bất định trước các cú sốc từ thị trường thế giới.

VEPR cho rằng mô hình tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ ngược so với mọi năm, các quý sau sẽ tăng trưởng không mạnh như quý 1.

Cụ thể, VEPR dự đoán tăng trưởng kinh tế quý 2,3,4 lần lượt đạt 6,51%; 6,84% và 6,75%. Tính chung cả năm 2018, tăng trưởng đạt 6,83%- cao hơn so với mục tiêu Quốc hội đặt ra.

Với mức tăng trưởng cao đột biến 7,38% của Quý 1, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,5-6,7% của năm 2018 do Quốc hội đề ra là hoàn toàn khả thi do nhiều điều kiện thuận lợi được duy trì.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ đang diễn ra, tương lai của nền kinh tế Việt Nam còn rất bất định trước các cú sốc từ thị trường thế giới.

VEPR cho rằng mô hình tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ ngược so với mọi năm, các quý sau sẽ tăng trưởng không mạnh như quý 1.

Cụ thể, VEPR dự đoán tăng trưởng kinh tế quý 2,3,4 lần lượt đạt 6,51%; 6,84% và 6,75%. Tính chung cả năm 2018, tăng trưởng đạt 6,83%- cao hơn so với mục tiêu Quốc hội đặt ra.

HSBC: GDP năm 2018 chỉ đạt 6,5%

HSBC dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 của Việt Nam đạt 6,5%, tương tự con số ngân hàng này đưa ra hồi tháng 1.

Trong báo cáo kinh tế châu Á vừa công bố, ngân hàng HSBC nhận định, những số liệu gần đây cho thấy đà tăng trưởng kinh tế từ năm 2017 vẫn tiếp tục diễn ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng đặt ra câu hỏi liệu mức tăng trưởng cao này có tiếp tục duy trì đến hết 2018 hay không.

GDP Việt Nam 2017 tăng trưởng 6,8% - cao hơn với mức kỳ vọng của Chính phủ là 6,7% và dự báo của HSBC là 6,6%. Dù vậy, HSBC cho rằng cụm từ "tăng trưởng cao, lạm phát thấp" mà mọi người thường dùng để nói về kinh tế Việt Nam năm ngoái có thể sẽ chuyển thành "tăng trưởng ổn định, lạm phát cao hơn" trong năm nay.

Theo Đức Quỳnh

Người đồng hành

Trở lên trên