Cách ăn sáng đặc biệt là bí quyết giúp Tống Mỹ Linh sống thọ hơn 1 thế kỷ, dù mắc ung thư ở tuổi 40
Bí quyết sống thọ và khỏe mạnh của Tống Mỹ Linh nằm ở bữa ăn sáng mỗi ngày.
- 19-04-202310 ngày cuối tháng, 4 con giáp này rũ sạch vận xui, trở thành cái tên kiếm tiền giỏi nhất, cuộc sống ngày càng sung túc hơn
- 18-04-2023Cô gái 33 tuổi sống ẩn dật ở vùng núi trọc suốt 6 năm, tự cung tự cấp, "cai quản" 12.000m2 đất
- 18-04-2023BTV VTV xinh đẹp tự lập kinh doanh, xây dựng thương hiệu riêng nổi tiếng: “Người nào nhiều mối quan hệ là người dễ thành công”
Tống Mỹ Linh duy trì được sức khỏe, chiến thắng căn bệnh ung thư và thọ 106 tuổi. Bà là một người phụ nữ vô cùng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Không chỉ được biết đến là vợ của Tưởng Giới Thạch, người ta còn thường xuyên nhắc tới những cách dạy con, bí quyết gìn giữ nhan sắc, sức khỏe mà bà để lại.
Năm 40 tuổi, Tống Mỹ Linh từng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn đầu, thế nhưng bà vẫn sống thọ đến 106 tuổi, đây quả là một điều kỳ diệu bởi trong quá khứ y học vẫn chưa phát triển như ngày nay.
Trong số những bí quyết trường thọ của bà, nhất quyết không thể thiếu việc ăn sáng lành mạnh.
Công thức bữa sáng của Tống Mỹ Linh
Trong kho lưu trữ của khách sạn Yuanshan ở Đài Loan, Trung Quốc, một trong những tài liệu ghi lại công thức bữa sáng của bà Tống bao gồm: bánh mì nướng (loại nguyên cám chứa nhiều chất xơ), trứng rán kiểu Mỹ, rau củ, sữa chua, trái cây tươi và trà hạnh nhân.
Bữa sáng này có thể được coi là hình mẫu kết hợp vô cùng lành mạnh. Tuy bề ngoài trông có vẻ bình thường và phổ biến, nhưng nó ẩn chứa "công thức trường thọ" mà ai cũng nên biết.
Không khó để thấy trong bữa sáng quen thuộc này bao gồm năm loại thực phẩm:
1. Ngũ cốc và tinh bột (bánh mì nguyên cám nướng)
2. Món ăn từ đạm động vật (trứng)
3. Sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua)
4. Rau củ và trái cây (nước ép)
5. Các loại hạt hoặc đậu (trà hạnh nhân)
Một bữa sáng như vậy chứa đựng 5 loại thực phẩm cân bằng dinh dưỡng, là công thức vô cùng lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Dựa theo nguyên tắc này, mọi người hoàn toàn có thể thay đổi tùy theo sở thích và khẩu vị riêng. Chẳng hạn như, thay bánh mì bằng cháo ngũ cốc, thay trứng rán thành trứng luộc, thay sữa chua bằng sữa tươi, thay nước ép bằng rau củ quả tươi tùy sở thích, ăn kèm một ít hạnh nhân, hạt điều…
Với lần lượt 5 thành phần trên, bạn có thể tạo ra rất nhiều tổ hợp món ăn, có thể luân phiên thay đổi mỗi ngày.
Nếu bữa sáng hiện tại của bạn bao gồm cả 5/5 thành phần trên là đạt mức "giàu có" dựa trên xếp hạng dinh dưỡng và mức độ lành mạnh.
Nếu bữa sáng hiện tại của bạn bao gồm được 4/5 thành phần trên thì có thể coi là "bổ dưỡng", thuộc loại "khá giả".
Nếu bữa sáng hiện tại của bạn bao gồm được 3/5 thành phần trên thì có thể coi là "dinh dưỡng tương đối đủ" và thuộc loại "tạm ổn";
Nếu bữa sáng hiện tại của bạn chỉ bao gồm 2/5 hoặc thậm chí ít hơn thì sẽ bị đánh giá là "không đủ dinh dưỡng của bữa sáng" và xếp loại "nghèo nàn".
Do đó, nên lưu ý rằng, một bữa sáng đủ chất nên đa dạng về chủng loại và phối hợp hợp lý, đủ 4-5 loại thực phẩm.
Hậu quả xấu của việc bỏ bữa sáng
Kế hoạch ngày nằm ở buổi sáng, nếu bạn thường xuyên bỏ bữa sáng thì hậu quả thực sự nghiêm trọng:
1. Dễ thừa cân béo phì
Nhịn ăn sáng trong thời gian dài, cơ thể lầm tưởng đang trong thời kỳ "đói kém" thiếu ăn thiếu mặc. Khi ăn vào, cơ thể con người có xu hướng "tích trữ" chứ không sử dụng các chất dinh dưỡng trong thức ăn để đi nuôi cơ thể.
Khi đó, dù khả năng tiêu hóa mạnh hơn, dẫn đến tăng cảm giác ngon miệng, mọi người dễ ăn nhiều hơn, nhưng cuối cùng các chất dinh dưỡng đều được lưu trữ dưới dạng chất béo.
2. Hạ đường huyết
Khoảng thời gian từ bữa tối hôm trước đến bữa sáng ngày hôm sau là rất dài. Sau một đêm ngủ dậy, năng lượng dự trữ trong cơ thể gần như cạn kiệt, lượng đường trong máu ở trạng thái thấp.
Nếu bạn bỏ bữa sáng hoặc ăn quá ít, lượng đường trong máu sẽ khó hồi phục kịp thời. Điều này có thể khiến bạn dễ gặp các triệu chứng như chóng mặt, đánh trống ngực, suy nhược, thiếu năng lượng, thậm chí có thể gây hậu quả nghiêm trọng như sốc do hạ đường huyết… vào buổi sáng.
3. Tăng nguy cơ sỏi mật
Khi bạn nhịn ăn vào buổi sáng, độ bão hòa cholesterol trong mật tương đối cao. Nếu bạn bỏ bữa sáng trong thời gian dài, dịch mật không có cơ hội để hoạt động, khi đó túi mật sẽ tái hấp thu nước và một số khoáng chất, dẫn đến kết tủa cholesterol trong mật, sinh ra sỏi.
4. Năng lượng không được bổ sung kịp thời
Thực tế đã chứng minh, việc thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng (đạm, chất bột đường…) do bỏ bữa sáng khó có thể được bổ sung đầy đủ từ bữa trưa và bữa tối.
Vì vậy, không chỉ ăn sáng mà còn phải ăn đầy đủ để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Thực hiện một bữa sáng lành mạnh rất đơn giản, miễn là có được ít nhất 3/5 loại thực phẩm kể trên.
Một bữa sáng ngon là bước đầu tiên để có một cuộc sống khỏe mạnh, vì vậy hãy chuẩn bị một bữa sáng lành mạnh cho bản thân và gia đình ngay từ hôm nay.
*Nguồn: kepuchina
Trí Thức Trẻ