Cách người Nhật tái thiết ‘đống tro tàn’ thành nhà cho hàng triệu dân: Chỉ 1 ngày sau thảm họa là bắt tay làm việc, tất cả nằm ở 1 bí quyết
Sau thảm họa, chẳng ai có thể ngờ thành phố Nhật Bản này lại có thể tái thiết nhanh chóng và phục hồi như ngày hôm nay.
- 22-05-2023Phương Tây lao theo cơn sốt xe điện, những chiếc xe xăng bị hắt hủi "lạc trôi" về đâu?
- 22-05-2023Bất ngờ phát hiện 200 tấn ‘kho báu’, Trung Quốc thắng lớn với mỏ vàng giá trị hơn 668 nghìn tỷ đồng
- 22-05-2023Thương vụ kỳ lạ tuổi đôi mươi của huyền thoại Warren Buffett: Tưởng "điên rồ" nhưng hoá ra là nước đi cao tay mang về lợi nhuận lớn
Hiroshima, Nhật Bản là thành phố được chọn làm địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra trong 3 ngày từ 19/5-21/5. Được mô tả là một đô thị vươn lên từ “đống tro tàn”, Hiroshima giờ đây là một thành phố hiện đại với các cửa hàng tấp nập, công viên và nhiều công ty lớn.
Từ năm 2015 đến năm 2019, số lượng du khách nước ngoài đến Hiroshima mỗi năm đã vượt qua con số 1 triệu người. Cụ thể, thành phố này đã đón 1,8 triệu du khách nước ngoài vào năm 2019. Bên cạnh đó, từ sau đại dịch, số lượng người muốn tới du lịch tại đất nước mặt trời mọc đã nhanh chóng tăng lên.
Được biết, hiện nay, Hiroshima cũng là một trong những trung tâm sản xuất lớn của Nhật Bản - sản xuất mọi thứ từ ô tô, tàu thủy cho đến máy móc và linh kiện điện.
Với dân số khoảng 1 triệu người, Hiroshima là hiện thân của sự kiên cường trước khó khăn và là biểu tượng của tinh thần ưa chuộng hòa bình.
Thành phố phát triển thành đống tro tàn
Hiroshima là một trong những khu vực có lâu đài lớn tại thời kỳ Edo (1603-1867). Trong thời kỳ Minh Trị, Nhật Bản đã được cải cách hiện đại hóa, và vào năm 1888, thành phố này đã trở thành một trung tâm quân sự. Sau đó, Hiroshima cũng trở thành nút thắt quan trọng cho hoạt động giao thông vận tải của cả vùng Chugoku.
Đến năm 1945 (cách đây 78 năm), Hiroshima đã bị ném bom nguyên tử, một số nơi đã phải chịu mức nhiệt 3.000-4.000 độ C, làm thay đổi và “biến dạng” hoàn toàn thành phố phồn hoa. Nhiều người thiệt mạng, ước tính khoảng 40% dân số - khoảng 300.000 người vào thời điểm đó. Các công trình cũng sụp đổ.
Vươn lên từ đống tro tàn
Chẳng ai có thể ngờ, sau một thảm họa như vậy, Hiroshima lại có thể tái thiết thành phố nhanh chóng “một cách thần kỳ” như thế.
Theo CNN, chỉ 1 ngày sau khi vụ nổ xảy ra, công ty Điện lực Chugoku đã bắt tay vào khôi phục hệ thống điện cho người dân, sửa chữa một trạm biến áp bị hư hỏng ở phía đông thành phố để có điện trở lại.
Đến ngày 20/8/1945, công ty đã khôi phục điện cho 30% số hộ gia đình còn lại và toàn thành phố đã có điện vào cuối tháng 11.
Chưa hết, 3 ngày sau vụ đánh bom, Đường sắt điện khí hóa Hiroshima - vốn đã mất 185 nhân viên - đã cố gắng mở lại một phần tuyến xe điện và hoạt động ổn định nhằm khôi phục mạng lưới giao thông của thành phố.
Vào tháng 12/1945, nhà sản xuất ô tô Mazda cũng đã sản xuất xe chở hàng ba bánh (batanko) và ưu tiên đưa chúng đến Hiroshima để giúp mọi người vận chuyển những vật dụng thiết yếu cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
Chưa hết, nhiều nhân viên ngân hàng Nhật Bản chi nhánh Hiroshima không may quá đời trong sự cố đó nhưng chỉ hai ngày sau, ngân hàng đã mở cửa trở lại và hoạt động trong môi trường thiếu thốn - chưa được sửa chữa.
Toàn bộ hình ảnh này đã cho thấy lòng dũng cảm, kiên cường, nỗ lực và sự tháo vát của người dân Hiroshima, Nhật Bản - đó chính là bí quyết giúp họ vượt qua mọi thứ.
Con đường “trở lại” không hề dễ dàng
Công cuộc tái thiết toàn diện của Hiroshima chỉ thật sự bắt đầu vào tháng 8/1949 sau khi Luật Xây dựng Thành phố Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima được ban hành, cho phép chính phủ Nhật Bản mở rộng việc hỗ trợ tài chính đặc biệt cho Hiroshima.
Theo CNN, Ishida (lúc ấy còn rất nhỏ) là người sống sót sau vụ nổ bom. Ông nói rằng bản thân và bạn bè của mình rất biết ơn về nỗ lực của cha mẹ và ông bà khi đã cố gắng xây dựng lại Hiroshima thành đô thị như ngày nay. Tuy nhiên, họ cũng không khỏi bùi ngùi về câu chuyện quá khứ.
Terao Okihiro, 82 tuổi - một nghệ sĩ tranh kính cũng là người sống sót sau vụ nổ bom năm ấy. Ông luôn dành thời gian đến Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima để kể cho du khách nghe về những trải nghiệm lịch sử của mình.
“Khi mọi người nói rằng Công viên Tưởng niệm Hòa bình rất đẹp, tôi không khỏi cảm thấy buồn. Bởi lẽ tôi biết rằng trước khi xảy ra vụ đánh bom ấy, đây là khu thương mại lớn nhất ở Hiroshima. Nhưng bây giờ, thay vì cảm thấy buồn về điều đó, tôi chỉ giải thích lịch sử một cách sâu sắc hơn cho họ”, Okihiro nói.
Sofia Trommlerova và Dušan Brejka - hai du khách đến Hiroshima thăm quan nói: “Thật ấn tượng khi người Nhật đã xây dựng lại thành phố này từ đầu. Giờ đây nó đã trở thành một thành phố xinh đẹp và tràn ngập không gian xanh. Điều đó mang lại cho tôi một cảm giác rất yên bình”.
Từ đống tro tàn, Hiroshima giờ đây đã quay trở lại với hình ảnh một thành phố tuyệt đẹp và đón hàng triệu du khách mỗi năm.
Tham khảo CNN
Nhịp sống thị trường