Cách sao Việt xử lý khi con gặp rắc rối ở trường: Sự tinh tế của bố mẹ giúp trẻ tự tin hơn
Khi con gặp vấn đề ở trường học, bố mẹ nên cùng đồng hành để giúp bé tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
- 18-04-2023Cha mẹ có nên dạy con phản kháng khi bị bắt nạt?
- 17-04-2023Sống thiếu kỷ luật và nề nếp sẽ khó thành tài: 3 điều cha mẹ nên dạy con ngay từ nhỏ, chắc chắn con sẽ trở thành người tài năng, tốt bụng
- 10-04-20232 tư duy dạy con ai cũng áp dụng nhưng dễ khiến trẻ mất định hướng và thất bại
Trong quá trình học tập, việc gặp những rắc rối với bạn bè, thầy cô hay các vấn đề khác là điều khó tránh khỏi. Cách xử lý của bố mẹ khi con gặp phải những tình huống như bạo lực học đường hay bị bắt nạt là điều vô cùng quan trọng. Ngay trong các gia đình nổi tiếng nhà sao Việt, không ít người cũng đã từng kể câu chuyện về con em mình bị bạo lực học đường bằng những hình thức khác nhau.
Con gái ca sĩ Hoàng Bách bị chê bai vì nhuộm tóc
Cách đây không lâu, bà xã của nam ca sĩ Hoàng Bách từng chia sẻ câu chuyện cô con gái Minh Hà nhuộm tóc đi học bị bạn bè chê bai, giễu cợt bằng những từ ngữ khó nghe. Tuy nhiên, thay vì bênh vực con, cựu người mẫu Thanh Thảo lại có cách ứng xử khiến ai cũng phải nể phục.
Cụ thể, vợ Hoàng Bách kể: "Con gái tui hăm hở vào trường để khoe cái đầu mới nhuộm. Có một số bạn la lên "trời ơi, cái đầu thấy ghê quá", "nhìn Minh Hà như quỷ xấu quá, ghê quá", "Minh Hà đầu đen đẹp hơn".
Tui hỏi: Rồi con thấy sao? Con gái đáp: "Trái tim con tan vỡ mẹ ạ, buồn lắm. Nhưng cũng may, bạn L. bạn thân con bảo vệ con, chê bạn kia "bạn tóc đen cũng xấu mà có đẹp đâu". Rồi con thấy vui quá cười haha... hết buồn luôn".
Tiếp lời, Thanh Thảo kể: "Tui cũng mắc cười mấy bé, mà nghĩ thầm, ủa quen cái tật chê qua chê lại rồi cười mai mốt quen như thế làm tổn thương người khác sao? Nên tư vấn cho bé, lần sau ai nói con vậy, thì con cứ bảo, bạn nói như vậy làm mình buồn đó. Bạn không thấy đẹp nhưng mình thích là mình thấy đẹp. Chứ con đừng dùng cách bạn làm mình buồn, mình lại đi làm bạn buồn, vậy là thành 2 người buồn luôn đó con".
Ngay sau khi bà xã Hoàng Bách chia sẻ câu chuyện trường lớp của con gái, đông đảo cư dân mạng đều thán phục cách giáo dục con cái của cô. Có thể thấy, cựu người mẫu Thanh Thảo không hề bênh vực con quá đà, thay vào đó cô đưa ra hướng giải quyết hợp tình hợp lý để con có thể rút kinh nghiệm lần sau.
Con gái nghệ sĩ Quyền Linh bị bạn bỏ theo dõi, làm lơ ở lớp
Con gái nhà Quyền Linh cũng từng gặp phải rắc rối không hay khi đi học: "Năm ngoái, Lọ Lem kể với mẹ Thảo rằng, một bạn nữ học cùng khối với con, đang chơi chung với con thì không biết vì lý do gì mà bạn đã "làm lơ" con, đã "bỏ theo dõi" con trên Instagram... Con cảm thấy hơi chút chạnh lòng vì con luôn hoà đồng và thân thiện với tất cả các bạn...".
Nghe ái nữ kể xong, vợ Quyền Linh liền hỏi: "Con vẫn đang theo dõi và nhấn thích bạn ấy chứ? Lọ Lem liền cười thật tươi, trả lời: "Dạ tất nhiên rồi ạ. Vì con vẫn là con, là cô bé Lọ Lem dễ thương".
Bà xã Quyền Linh cũng không hề bênh con quá đà, cô còn nhắc nhở con gái xem xét lại bản thân có vô tình làm điều gì khiến bạn hiểu lầm. "Ôi, Lọ Lem dễ thương của mẹ! Con gái đã trưởng thành rồi. Hãy luôn tích cực như vậy, nghe con! Có thể con đã vô tình nói hay làm gì đó khiến bạn ấy hiểu lầm... Đây là vấn đề bình thường của cuộc sống, nhưng quan trọng là mình ứng xử thế nào. Mẹ tin, thời gian sẽ giúp bạn ấy hiểu con...".
Những ngày sau đó, mối quan hệ giữa con gái Quyền Linh và người bạn học đã được cải thiện. Có thể nói, bà xã Quyền Linh đã đưa ra cách giải quyết thấu đáo, giúp con giải quyết được vấn đề và có kinh nghiệm cho những chuyện về sau.
Con trai O Sen Ngọc Mai bị bạn đánh ở trường khiến bố mẹ phải liên lạc với cô giáo
Quán quân Ca sĩ Mặt Nạ - O Sen Ngọc Mai cũng từng tiết lộ con trai cô - bé Hùng Tâm từng bị bạo lực học đường, cụ thể là bị bạn học đánh. Thậm chí Hùng Tâm còn bị bạn đánh nhiều lần và bố mẹ phải can thiệp bằng cách dạy con cách ứng phó lại và trao đổi với cô giáo của con. Cách giải quyết vụ việc của bà mẹ Ngọc Mai nhận được nhiều lời khen ngợi của mọi người.
Cô kể: "Con bị bạn đánh lần 1 thì nói bạn đừng đánh mình nữa. Lần thứ 2 cũng nói tương tự. Nhưng đến lần thứ 3, Mai và Nghiệp cho phép con được đánh bạn nhưng trước đó phải nói với cô giáo. Hai vợ chồng cũng gọi điện cho cô giáo luôn để thông báo là con bị ăn hiếp. Nếu có vấn đề gì, Hùng Tâm sẽ nói chuyện với cô. Tôi không muốn con mình mất khả năng tự vệ. Nhưng với tôi, cách tự vệ tốt nhất chính là phải có trí tuệ, luôn phải bồi đắp trí tuệ và học hỏi không ngừng".
Con trai Đăng Khôi bị đánh, cô lập, tẩy chay
Bà xã Đăng Khôi cho biết con bị bắt nạt vì lý do là con của người nổi tiếng. Thuỷ Anh đã từng nhìn thấy cảnh tượng con trai thứ 2 bị bắt nạt học đường: "Mình chứng kiến cảnh Đăng Anh bị 3 bạn lớp anh Ken quậy, 1 bạn chuẩn bị đập cánh cửa lớp vào bàn tay Đăng Anh đang để sát cửa. Những bạn xung quanh liền mách, nghe đến đó thôi mà tay chân mình bủn rủn, mình lồng lên gào thét. Chưa bao giờ mình lại có cảm giác điên rồ như thế này. Mặc dù trước đây anh Ken đã từng bị nhưng mình không được chứng kiến tận mắt nên cảm giác thực sự khác lúc này".
Sau đó, bà xã Đăng Khôi đã phân tích cho các bé hiểu và yêu cầu cả ba ôm lấy nhau hoà giải. Cuối bài đăng, Thuỷ Anh còn nhắn nhủ các bậc phụ huynh cần làm bạn và động viên con, chia sẻ những điều khúc mắc trong cuộc sống. "Hãy lắng nghe con và sẵn sàng xù lông lên bảo vệ trước những hành vi bạo lực của kẻ khác. Cầu mong tất cả các ông bố bà mẹ chúng ta sẽ không bao giờ phải nói giá như mình đã ở bên con nhiều hơn", Thuỷ Anh chia sẻ.
Cha mẹ nên làm gì giúp con thoát khỏi bạo lực học đường hay những rắc rối khác
Giáo sư Tâm lý học tội phạm nổi tiếng, hiện đang công tác tại Đại học Cảnh sát nhân dân Trung Quốc - bà Lý Mai Cẩn cho biết:
- Đầu tiên, muốn không bị bắt nạt, trẻ cần được hình thành ý thức bảo vệ bản thân ngay từ khi còn nhỏ. Điều kiện kiên quyết để "đáp trả" những kẻ bạo lực học đường là một thể chất cường tráng. Đây là điều cần phải rèn luyện từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành.
Khi đối mặt với kẻ bắt nạt, nếu trẻ có thân hình cường tráng, khỏe mạnh thì sẽ tự tin hơn và ngược lại. Nếu trẻ quá nhỏ bé, yếu ớt thì dễ tự ti và khiến đối thủ càng kiêu ngạo.
"Dạy trẻ em không bắt nạt người khác là giáo dục gia đình. Để trẻ không bị bắt nạt, bạn phải giúp con rèn luyện thể chất", giáo sư Lý đúc kết lại.
- Thứ hai, về vấn đề phản kháng. Chúng ta không khuyến khích con phòng thủ thái quá. Vì một khi phấn khích lên rất dễ dẫn đến bạo lực quá mức, gây ra hậu quả xấu. Trên thực tế, chúng ta cần dạy con đáp trả một cách có chừng mực, tránh quá đà, ăn thua đủ. Thay vào đó, hành động đáp trả của trẻ ở mức vừa phải, phù hợp để khiến đối phương thấy rõ mình không phải là người chỉ biết chịu đựng.
Chúng ta không cổ súy việc dùng bạo lực để chế ngự bạo lực, mà là dạy trẻ thể hiện rằng: "Tôi không dễ bị bắt nạt đâu".
Thể thao & Văn hóa