Cách tính tuổi nghỉ hưu theo chính sách tinh giản biên chế
Ông Vũ Văn Chiến (Điện Biên) sinh tháng 10/1971, theo cách tính tuổi nghỉ hưu tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thì ông sẽ nghỉ hưu vào tháng 11/2029.
- 02-08-2024Đề nghị sửa đổi chính sách tiền lương, phụ cấp, trần quân hàm, tuổi nghỉ hưu của sĩ quan Quân đội
- 31-07-2024Sửa đổi, bổ sung quy định về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý
- 07-07-2024Sửa Luật Sĩ quan: Chính phủ cho ý kiến về chính sách tiền lương, nhà ở, tuổi nghỉ hưu, công tác nhân sự Quân đội
Ông Chiến hỏi, ông muốn nghỉ hưu theo chính sách tinh giản biên chế tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP thì ông có nhất thiết phải nghỉ hưu tại 2 mốc thời gian cố định là trước tối đa 5 năm và tối thiểu 2 năm không, hay ông có thể nghỉ bất cứ thời gian nào trong khoảng thời gian trên?
Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:
Theo quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 3/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế thì đối tượng tinh giản biên chế phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
Để các trường hợp tinh giản biên chế được hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP thì ngoài đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH bắt buộc từ 20 năm trở lên, còn phải có tuổi đời thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.
Theo đó, đề nghị ông Chiến căn cứ nội dung nêu trên để xác định điều kiện, đối tượng, chính sách tinh giản biên chế và đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chinhphu.vn