Cái khổ lớn nhất của cuộc đời không phải nghèo túng, mà là sau 50 tuổi còn gặp 3 chuyện này
Khi còn trẻ, người ta coi tiền rất quan trọng và cho rằng không có tiền là điều đáng buồn nhất trong cuộc đời. Song qua tuổi 50, có lẽ bạn sẽ nghĩ khác.
- 25-03-202450 tuổi là giai đoạn quan trọng của cuộc đời: Người tuổi thọ ngắn thường “chậm” ở 3 điểm, kiểm tra xem bạn giống vậy không
- 24-03-2024Sau 50 tuổi, tại sao chúng ta NÊN năng tham gia họp lớp? Những người thành đạt sẽ cho bạn biết 2 lý do
- 19-02-2024Qua 50 tuổi, TRÁNH làm 4 điều để cuối đời hưởng phúc, khôn ngoan nhất là thấu hai chữ: THÍCH HỢP!
Người đến 50 tuổi, hơn nửa cuộc đời đã trôi qua, vất vả đến thế mà vẫn nghèo khổ, sống trong khó khăn, đây chắc chắn là một loại bi thương.
Tuy nhiên, nỗi đau do thiếu điều kiện vật chất thường chỉ là bề ngoài, nếu bạn nỗ lực thì vẫn sẽ có nhiều cách giải quyết. Những vấn đề nằm ngoài vật chất mới thật sự đáng lo ngại.
Đối với người qua tuổi 50, nỗi buồn lớn nhất không phải là nghèo đói, mà chính là 3 điều sau đây:
1. Hôn nhân thất bại, gia đình tan vỡ
Có một câu nói thế này: Vợ chồng càng cần có sự đồng hành và chăm sóc lẫn nhau lúc về già.
Ở tuổi 50, dù chưa quá già nhưng chúng ta đã đi được hơn nửa chặng đường đời, cha mẹ và con cái đang dần rời xa, người duy nhất có thể luôn ở bên cạnh chính là bạn đời.
Ly hôn ở tuổi 50 sẽ là một đòn nặng nề cho cả hai. Đặc biệt là với những người ly hôn trong thế bị động, họ sẽ cảm thấy lạc lõng, cô đơn và bất lực.
Thất bại trong hôn nhân tuy không phải là điều đáng xấu hổ vì ở bất cứ lứa tuổi nào ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc.
Song khi một người bước sang tuổi 50, sự nghiệp và gia đình có xu hướng ổn định, mọi thay đổi không phải là chuyện của hai người nữa, mà sẽ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ trước sau: Chính bản thân họ sẽ không được yên ổn; cha mẹ họ cũng lo lắng, phiền muộn; con cái thất vọng, chán nản.
Suy đi nghĩ lại, đi gần hết đời người mà còn chưa ổn định thì thật sự đáng buồn. Tuổi này nên yên ổn qua ngày mới là tốt nhất, sóng gió hôn nhân ập đến trong giai đoạn này thậm chí còn nghiêm trọng và khó giải quyết hơn thời trẻ.
Hai người đã cùng nhau trải qua bao giông gió bao nhiêu năm, việc chia tay khi sắp bước vào tuổi già là một cú sốc, tổn thương cho chính bản thân, bạn đời và cả gia đình.
2. Con cái lớn vẫn còn bám cha bám mẹ, không thể tự lập
Trở thành cha mẹ, có lẽ ai cũng muốn dành toàn bộ thời gian, sức lực và tiền bạc cho con cái, mong con mình có nhiều bạn đồng hành, tạo điều kiện sống tốt hơn cho con… Kỳ vọng duy nhất mà cha mẹ dành cho con mình là lớn lên khỏe mạnh và trở thành người thành đạt.
Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ dù đã cống hiến nửa cuộc đời, làm việc vất vả để nuôi dạy con cái nhưng khi con lớn lên, họ lại không thấy con mình trở thành nhân tài có ích, ngay cả việc tự chăm sóc bản thân cũng làm không được.
Một số người mặc dù đã trưởng thành nhưng lười biếng, không biết dám nghĩ dám làm, không thể tự nuôi sống bản thân mà chỉ nghĩ đến việc dựa dẫm vào cha mẹ.
Thành thật mà nói, đó chính là bi kịch lớn trong cuộc đời khi phải làm việc cật lực hàng chục năm chỉ để nuôi dạy những đứa trẻ không có khả năng tự lập. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không nhận được bất kỳ sự đền đáp nào về già, mà thay vào đó, còn phải mạo hiểm hạnh phúc và tự do của mình trong suốt quãng đời còn lại để tiếp tục cống hiến cho các con...
3. Sức khỏe nguy cấp, bệnh tật giày vò
Có người từng nói: “Cuộc đời hạnh phúc của con người bắt đầu ở tuổi 50”.
Tuổi đôi mươi cần phải học hành chăm chỉ để vào được trường tốt; ba mươi tuổi thì cần nỗ lực hết mình để có được công việc lý tưởng; bốn mươi tuổi đồng hành cùng con cái, song song với việc cật lực kiếm tiền... Ở tuổi 50, cuộc sống chợt bừng sáng, chỉ khi đó mới bắt đầu tận hưởng và sống cho chính mình.
Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để tận hưởng cuộc sống là phải có một cơ thể khỏe mạnh.
Sức khỏe đủ đầy là nền tảng của mọi thứ. Một khi đã mất đi sức khỏe thì dù có bao nhiêu tiền bạc, của cải, địa vị, con cái có hiếu thảo đến đâu, thì cuộc sống chỉ như bóng trăng trên nước, hơi thở thì còn đấy nhưng chỉ một gợn nhỏ cũng đủ làm lu mờ, méo mó.
Vì vậy, điều quan trọng nhất trong cuộc sống là bảo vệ sức khỏe của mình. Đến tuổi 50 là lúc hưởng thụ cuộc sống, sống cho chính mình, nhưng lại sức khỏe yếu đi, bệnh tật hành hạ suốt ngày thì đó thực sự là bi kịch của cuộc đời.
Có lẽ, khi còn trẻ người ta coi tiền rất quan trọng và cho rằng không có tiền là điều đáng buồn nhất trong cuộc đời.
Tuy nhiên, khi trải nghiệm đủ nhiều và bước sang tuổi 50, bạn sẽ thấy rằng trong cuộc sống có nhiều điều còn bi thảm hơn cả nghèo túng.
Song dù mọi chuyện có buồn bã đến đâu, chỉ cần chúng ta dũng cảm đối mặt và chủ động vượt qua thì tương lai sẽ luôn tràn ngập ánh nắng.
Phụ nữ số