Cám cảnh nghề shipper: Làm việc 17 tiếng/ngày, chỉ kịp ăn 1 bữa, mỗi đơn được trả 12 nghìn đồng
Vị shipper họ Zhang bắt đầu làm việc lúc 6:20 sáng, kết thúc lúc 10:53 tối, hoàn thành 65 đơn hàng và chỉ có 10 phút để ăn cơm.
- 08-04-2022Cảnh "màn trời chiếu đất" của shipper Thuợng Hải giữa tâm dịch: Bước ra ngoài là không được về nhà, 2 chiếc bàn xếp thành giường ngủ
- 02-09-2021Chuyện Singapore muốn 'đòi lại công bằng' cho shipper: Xuất hiện nhiều nhất, quan trọng nhất trong đại dịch nhưng lại đang bán sức với thu nhập ít ỏi, không lương cơ bản, không bảo hiểm
- 22-07-2021Cơn sốt kì lạ ở Trung Quốc: Trả gấp 5 lần giá thường để shipper mua và giao trà sữa từ tỉnh cách xa hơn 500 km
Zhang, một shipper tại miền Trung Trung Quốc vừa được mệnh danh là “nhân viên chăm chỉ nhất” sau khi tiết lộ phải làm việc 17 tiếng/ngày, hoàn thành 4 đơn giao hàng/giờ và chỉ kịp ăn ngày 1 bữa.
Lịch trình làm việc dày đặc này được trích từ báo cáo điều tra dịch tễ học của huyện Định Tương, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Zhang đã tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19 nên phải báo cáo lại mọi hoạt động di chuyển của mình. Những người tiếp xúc với Zhang theo đó sẽ bị truy vết và buộc cách ly tại nhà.
Cụ thể, vào ngày 2/11, công nhân họ Zhang bắt đầu làm việc lúc 6:20 sáng và kết thúc lúc 10:53 tối. Anh đã hoàn thành 65 đơn hàng, chỉ có 10 phút để ăn cơm và vội vàng thực hiện lần test COVID-19 trong ngày, theo Red Star News.
Zhang, người hiện đang trải qua quãng thời gian cách ly 1 tuần, cho biết ngày mệt mỏi đó chỉ là một trong vô số những ngày “bình thường” khác, sau 3 năm gắn bó với ngành giao hàng.
“Tôi không có thời gian ăn. Tôi muốn giao nhiều đơn hàng nhất có thể để kiếm thêm tiền. Nếu ăn trưa, tôi sẽ lãng phí một giờ đồng hồ đó. Tôi không muốn đang ăn, song phải vội vã đi ship hàng. Khách muốn nhận đồ nhanh chóng, trong khi tôi lại không đáp ứng được”, anh nói thêm.
Vị shipper họ Zhang bắt đầu làm việc lúc 6:20 sáng, kết thúc lúc 10:53 tối, hoàn thành 65 đơn hàng và chỉ có 10 phút để ăn cơm.
Theo SCMP, Zhang chỉ kiếm được 0,48 USD, tức gần 12 nghìn đồng cho mỗi lần giao hàng. Mỗi tháng, tổng số hàng anh thanh niên này giao được ước chừng 1.500 đơn. Tâm sự với Red Star News , nhân viên giao hàng cho biết anh vừa mới cưới vợ và sắp lên chức bố.
“Tôi mong mình có thể kiếm thêm tiền mua sữa cho con. Tôi không muốn bố mẹ mình phải làm việc vất vả nữa”, anh nói.
Theo quản lý của Zhang, trong số 40 nhân viên giao hàng, Zhang nằm trong top 4 người làm việc năng suất nhất.
“Mỗi nhân viên giao hàng của chúng tôi đều gửi tới 60-70 đơn hàng một ngày. Việc Zhang bận đến nỗi không có thời gian ăn là chuyện bình thường”, người quản lý nói, đồng thời cho biết thành tích giao đồ ăn của Zhang đã khiến anh trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội.
“Đọc tin này, tôi chỉ muốn khóc. Đây chính là cuộc sống của những người dưới đáy xã hội”, một người dùng Weibo chia sẻ. “Nhưng anh ơi, anh phải ăn cơm thường xuyên, nếu không sẽ đau dạ dày. Anh có vợ và con rồi nên phải chú ý giữ gìn sức khỏe nhé”.
Được biết các shipper Trung Quốc phải chịu rất nhiều áp lực. Thông thường, họ sẽ bị phạt nếu không đáp ứng thời hạn giao hàng hoặc có khách hàng khiếu nại. Đôi khi, những nhân viên này còn bị khách hàng lạm dụng.
Không chỉ chịu áp lực về công việc, đội ngũ shipper còn gặp rất nhiều rủi ro và nguy hiểm khi làm ca đêm và sáng sớm.
Vào tháng 7, một video lan truyền tại đại lục cho thấy một khách hàng ở tỉnh Sơn Đông đã không cho một nhân viên giao đồ ăn sử dụng thang máy của tòa nhà, thậm chí còn tức giận ném mì nóng vào người shipper.
"Cô không xứng đáng đi thang máy, leo thang bộ đi", thực khách nói. Đoạn video này sau đó đã được lan truyền rộng rãi và khiến cư dân mạng bức xúc trước thái độ mất lịch sự của vị khách hàng.
Theo một nghiên cứu được Tạp chí An toàn Lao động Trung Quốc công bố, 84% nhân viên giao nhận làm việc hơn 10 giờ/ngày. Trung bình, shipper tại Bắc Kinh làm việc tới 11,4 giờ/ngày và phát sinh rất nhiều vấn đề về sức khoẻ vì hoạt động quá sức.
Không chỉ chịu áp lực về công việc, đội ngũ shipper còn gặp rất nhiều rủi ro và nguy hiểm khi làm ca đêm và sáng sớm. Chuyện tài xế vội vàng, muốn tăng năng suất nên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều diễn ra rất thường xuyên. Những lái mới thậm chí còn vừa đi vừa sử dụng định vị để dò đường dẫn nên rất dễ gặp tai nạn.
Theo: SCMP
Nhịp sống thị trường