Cấm cho vay để gửi tiền là để chặn các nhà băng đem tiền ở liên ngân hàng sang gửi ở thị trường dân cư?
Ảnh minh hoạ
Chuyên gia từ AFA Capital cho rằng Khi dòng vốn rẻ mà không đi vào các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có nhiều biến tướng và Thông tư 06 của NHNN là hành động rất kịp thời để nắn dòng vốn.
- 05-07-2023Vì sao lãi suất cho vay cao hơn, NHNN vẫn phải cấm các nhà băng cho khách vay vốn để gửi tiền?
- 29-06-2023Ngân hàng Nhà nước cấm các nhà băng cho khách vay vốn để gửi tiền
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông Tư 06/2023 TT-NHNN bổ sung 4 nhu cầu vốn các tổ chức tín dụng không được cho vay là: 1) vay để gửi tiền; 2) vay để bù đắp tài chính; 3) vay để góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp của công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch upcom; 4) vay để góp vốn thực hiện các dự án không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định pháp luật tại thời điểm quyết định cho vay.
Trong đó, nổi bật nhất là vấn đề cấm cho vay để gửi tiền. Vì thông thường nếu cùng một kỳ hạn lãi suất cho vay luôn cao hơn so với lãi suất tiền gửi. Do đó, việc vay vốn để gửi tiền là dường như không thể xảy. Tuy nhiên, tại chương trình “Góc nhìn Tài chính và Kinh doanh: Cấm cho vay gửi tiết kiệm và góp vốn” do AFA Group tổ chức mới đây, ông Nguyễn Minh Tuấn - Tổng Giám đốc AFA Capital cho biết, việc tưởng chừng như vô lý này lại hoàn toàn có tồn tại.
Theo đó, vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã thi hành các chính sách tiền tệ nới lỏng và điều này đã đẩy lãi suất liên ngân hàng giảm sâu và nhanh hơn so với lãi suất tiết kiệm. Đến hiện tại, lãi suất liên ngân hàng đã dưới 1%, trong khi lãi suất huy động kỳ hạn từ 1-3 tháng ở mức 3,7-4,5%. Khoản chênh lệch này có thể kích thích các ngân hàng chuyển tiền từ hệ thống liên ngân hàng sang khu vực dân cư để gửi tiết kiệm.
Tổng Giám đốc AFA Capital nói thêm, trong quá khứ, đã từng có việc các ngân hàng lấy tiền từ hệ thống liên ngân hàng, giao cho một số cá nhân tiền ở các nhà băng khác trên thị trường dân cư để lấy lãi. Thậm chí có thuật ngữ “nghiệp vụ sổ tiết kiệm” để chỉ các hoạt động trên. Hệ quả của việc này là tạo thành một vòng luẩn quẩn, khiến cho tiền bị kẹt trong các ngân hàng và không thể đi vào sản xuất kinh doanh.
“Với Thông tư 06, Ngân hàng Nhà nước đang thể hiện một tầm nhìn rất xa. Theo đó nếu tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng mà không cấm những hiện tượng trên, tiền sẽ chạy lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác mà không vào sản xuất kinh doanh”, ông Nguyễn Minh Tuấn đánh giá.
Trong khuôn khổ chương trình, ông Phan Lê Thành Long - Tổng Giám đốc AFA Group cũng đã có những đánh giá về quy định cấm cho vay để góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp của công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch upcom trong Thông tư 06.
Theo đó, ông Long cho rằng, trong quá khứ, đã có nhiều doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn vay ngân hàng để tăng vốn ảo và sau đó niêm yết trên thị trường chứng khoán. Vừa qua cũng đã có nhiều vụ việc không hay về vấn đề này. Việc bổ sung quy định không cho vay để góp vốn, tăng vốn đối với các doanh nghiệp kể trên của Thông tư 06, cho thấy nhà điều hành đã quan tâm đến vấn đề này và tìm cách khắc phục.
Nhìn chung các chuyên gia từ AFA Group đều cho rằng Thông tư 06 là hành động kịp thời và cần thiết của Ngân hàng Nhà nước để nắn dòng vốn tín dụng đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: FTalk - Chuyên gia talk
Xem tất cả >>- VDSC: Phát hành tín phiếu không phải là tín hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ, nhưng không gian để nới lỏng thêm tương đối hạn chế
- Kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023, 2024
- Tỷ giá tăng cao: ‘kẻ cười, người khóc’
- Liệu có cơ hội đầu tư cổ phiếu bảo hiểm khi lãi suất tiền gửi giảm sâu?
- Lãi suất tiết kiệm chạm đáy, người dân 'đổ tiền' vào đâu?