Cấm vận có đáng sợ hay không? Nga biết rõ dòng chảy dầu thô chỉ đổi hướng, không có chuyện bị dừng hoàn toàn
Dầu thô của Nga đang tràn ra thị trường với số lượng thậm chí còn lớn hơn so với trước khi xung đột xảy ra.
- 30-05-2023Đã giàu còn ‘khôn’ như quốc gia này: Nhập dầu diesel siêu rẻ của Nga, bán khắp Á, Âu thu lời kỷ lục
- 28-05-2023Xu hướng tăng giá bao trùm thị trường dầu tuần này
- 26-05-2023Từng mạnh mẽ “tẩy chay” dầu Nga, một quốc gia châu Á bất ngờ quay trở lại gom hàng, các ông lớn Trung Đông nguy cơ mất khách vào tay Nga
Nhập khẩu dầu châu Á dự kiến phục hồi mạnh mẽ trong tháng này khi mùa bảo dưỡng các nhà máy lọc dầu đã kết thúc. Rất có thể, phần lớn lượng dầu bổ sung của khu vực này đều đến từ Nga, quốc gia đã trở thành một trong những nhà cung cấp lớn nhất cho Trung Quốc và Ấn Độ.
Trên thực tế, dòng chảy dầu của Nga đang tăng lên, bất chấp tuyên bố từ Moscow rằng họ đã giảm tổng sản lượng dầu. Theo Bloomberg, xuất khẩu dầu của Nga đã đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2022 vào tháng trước.
Đây là một nghịch lý trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất của phương Tây đang được áp dụng.
Trước khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine, khách hàng dầu mỏ lớn nhất của Nga là các nước châu Âu. Với Trung Quốc và Ấn Độ, họ chỉ là một nhà cung cấp nhỏ. Kể từ năm ngoái, điều này đã thay đổi đáng kể.
Giờ đây, Trung Quốc và Ấn Độ là 2 khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Nga. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cả 2 đang nhập khẩu đến 80% tổng lượng dầu xuất khẩu của Nga vào tháng trước. Với mức xuất khẩu lên đến 8,3 triệu thùng ngày, Nga đang bơm dầu ra thị trường nhiều hơn rõ rệt so với mức trung bình của năm 2022 và cả 2021.
Trong khi đó, châu Âu – nơi áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ và nhiên liệu trực tiếp của Nga, lại đang nhập khẩu một lượng lớn nhiên liệu sản xuất ở châu Á, đặc biệt là Ấn Độ. Xuất khẩu nhiên liệu của Ấn Độ sang châu Âu trong 12 tháng qua đã tăng hơn 70%, theo Reuters. Trang này cũng chỉ ra EU gần như không thể làm gì để thay đổi điều này nếu không muốn kinh tế rơi vào suy thoái sâu do lạm phát giá nhiên liệu.
Khoảng hơn 1 năm trước, dầu thô và nhiên liệu của Nga chủ yếu được vận chuyển trực tiếp đến châu Âu thì giờ đây, hầu hết dầu thô đó đều đến Trung Quốc, Ấn Độ. Ở đây, dầu được xử lý thành nhiên liệu và đến châu Âu. Tuyến đường đã thay đổi nhưng nhu cầu dầu thì không.
Chính nhờ việc nhu cầu không đổi nên doanh thu từ dầu mỏ của Nga cũng đang phục hồi. Trong một báo cáo gần đây, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch cho biết doanh thu xuất khẩu dầu của Moscow đã tăng trở lại mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái trong vài tháng qua.
Đã có nhiều báo cáo về việc Trung Quốc, Ấn Độ hưởng lợi từ việc giảm gái bán dầu thô của Nga do trừng phạt. Hầu hết báo cáo này đều có chung 1 quan điểm, các biện pháp trừng phạt và áp trần có tác dụng tốt khi dầu Nga vẫn có thể lưu thông trên toàn cầu nhưng doanh thu của Điện Kremlin đã giảm.
Điều mà họ quên mất là giá dầu Nga luôn điều chỉnh theo giá quốc tế và khi giá quốc tế phục hồi, dầu của Nga cũng vậy, theo CRECA.
Bloomberg gần đây đã báo cáo rằng gần 1/3 tổng lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ đến từ 3 quốc gia: Nga, Iran và Venezuela. 1 năm trước, con số này chỉ là 12%.
Giờ đây, khi dầu Nga đã tràn vào, dầu từ Tây Phi hay Mỹ đều phải giảm giá lần lượt 40 và 35%, theo trích dẫn dữ liệu từ Kpler.
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ, các biện pháp trừng phạt và trần giá đang hoạt động đúng dự kiến. Tuy nhiên, chính các biện pháp trừng phạt này đã vẽ lại các tuyến thương mại dầu mỏ toàn cầu. Các nhà phân tích lưu ý rằng giờ đây Nga phục thuộc rất lớn vào 2 nước nhập khẩu dầu mỏ lớn là Trung Quốc, Ấn Độ đồng thời châu Âu cũng phụ thuộc vào nhiên liệu từ chính 2 quốc gia này. Đây được xem là 2 quốc gia “thắng cuộc” khi bản đồ dầu mỏ thế giới được vẽ lại.
Nhịp sống thị trường