MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cấm vận phát huy hiệu quả, cỗ máy xuất khẩu dầu Nga ngấm đòn: Khách hàng lớn thứ 2 "quay lưng"

25-03-2024 - 22:12 PM | Tài chính quốc tế

Cấm vận phát huy hiệu quả, cỗ máy xuất khẩu dầu Nga ngấm đòn: Khách hàng lớn thứ 2 "quay lưng"

Bánh răng trong cỗ máy xuất khẩu dầu mỏ của Nga cuối cùng cũng đã vấp phải những "viên sỏi".

Khách hàng lớn thứ 2 "quay lưng"

Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ - khách hàng lớn thứ hai của Moscow sau Trung Quốc kể từ chiến dịch quân sự đặc biệt cua Nga ở Ukraine năm 2022 - sẽ không tiếp nhận các tàu chở dầu thuộc sở hữu của Sovcomflot PJSC của Nga vì rủi ro do các lệnh trừng phạt gây ra.

Trích dẫn hai nguồn tin giấu tên, Reuters cho biết Reliance là một khách hàng lớn mua dầu Urals của Nga. Reliance điều hành Nhà máy lọc dầu Jamnagar, nằm ở bang Gujarat, có công suất 1,24 triệu thùng/ngày, lớn nhất thế giới.

Các nhà máy lọc dầu khác của Ấn Độ cũng có kế hoạch từ chối các tàu của Sovcomflot vì cách tiếp cận "cực kỳ thận trọng" trong bối cảnh các ngân hàng và chính quyền Mỹ giám sát chặt chẽ hơn các thỏa thuận dầu mỏ của Nga, theo hãng tin Reuters.

Đây là đòn giáng mới nhất vào nỗ lực của Moscow nhằm duy trì lượng hàng xuất khẩu quan trọng của mình.

Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ nói với hãng tin này rằng New Delhi mong muốn các nhà máy lọc dầu không lấy dầu từ các tàu bị trừng phạt "vì lợi ích chính trị và thương mại".

Nguồn tin cho biết thêm, Chính phủ Ấn Độ sẽ quyết định có cho phép các tàu bị trừng phạt hoặc tàu Sovcomflot vào cảng của nước này hay không.

Ấn Độ là nước hưởng lợi lớn từ các sản phẩm năng lượng giá rẻ của Nga. Tuy nhiên, mối quan hệ thương mại giữa 2 nước đã gặp phải nhiều vấn đề. Ấn Độ thanh toán tiền mua dầu bằng đồng Rupee nhưng đồng tiền này không được tự do chuyển đổi và bị hạn chế về dòng vốn, có nghĩa là tiền thu được từ dầu mỏ bị mắc kẹt trong các ngân hàng Ấn Độ.

Nga đã phải đối mặt với những trở ngại khác trong việc tìm kiếm thị trường mới cho mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của mình khi nước này tìm cách bù đắp những thị trường bị mất do lệnh trừng phạt.

Kể từ đầu tháng 10/2023, Mỹ đã tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với đội tàu chở dầu vận chuyển dầu thô của Nga. Theo công ty phân tích Kpler, số lượng các thùng dầu diesel của Nga đang "trôi nổi" trên đại dương nhiều nhất kể từ năm 2017.

Giờ đây, môi trường thương mại ngày càng khó khăn đã giáng một đòn mạnh mang tính biểu tượng vào Điện Kremlin khi Ấn Độ từ chối mua dầu từ các tàu bị trừng phạt. Đồng thời, Ukraine đã bắt đầu tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Nga.

Richard Bronze, công ty tư vấn Energy Aspects Ltd, cho biết: "Đó là sự siết chặt ngày càng tăng đối với dòng xuất khẩu của Nga, đặc biệt là sang Ấn Độ. Chúng ta đang ở giai đoạn mà xung đột liên quan đến lệnh trừng phạt đang trở nên rất rõ ràng".

Sovcomflot thừa nhận trong tuần này rằng các biện pháp trừng phạt đã làm tổn hại đến hoạt động của họ. Công ty nhà nước Sovcomflot đã vận chuyển khoảng 1/5 tổng lượng dầu thô của Nga đến Ấn Độ vào năm ngoái.

Janis Kluge, cộng tác viên cấp cao về Đông Âu và Á-Âu tại Viện An ninh và Quốc tế Đức ở Berlin, cho biết: "Việc nhắm mục tiêu vào Sovcomflot thể hiện sự thắt chặt đáng kể các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga, làm tăng chi phí vận chuyển và giảm giá dầu của Nga".

Điều này cũng tác động lên chi phí vận chuyển dầu của Nga. Theo dữ liệu từ Argus Media, chi phí vận chuyển một lô hàng từ Biển Baltic đến Trung Quốc là khoảng 14,50 USD/thùng. Theo ước tính, hơn một nửa số tiền đó là do các biện pháp trừng phạt.



Theo Minh Khôi

Đời Sống Pháp Luật

Trở lên trên