MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cần kể câu chuyện thành công của Việt Nam ra thế giới

Ông Tim Evans, CEO HSBC: Việt Nam được xếp hạng thứ 2 về tiềm năng phục hồi hậu đại dịch. Đây là thương hiệu Việt Nam, là điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rất lớn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Tim Evans, CEO HSBC: Việt Nam được xếp hạng thứ 2 về tiềm năng phục hồi hậu đại dịch. Đây là thương hiệu Việt Nam, là điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rất lớn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, sáng 17/9, ông Tim Evans, CEO HSBC tại Việt Nam cho rằng Việt Nam đã có thương hiệu trong giai đoạn COVID-19 là đất nước chống dịch tốt. Và bây giờ Việt Nam được xếp hạng thứ 2 về tiềm năng phục hồi hậu đại dịch. Đây là thương hiệu Việt Nam, là điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rất lớn.

Theo ông Tim Evans, Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn, với sự quản lý hiệu quả của Chính phủ, những chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp đến đầu tư. Các dự án FDI là một minh chứng cho thấy thương hiệu của Việt Nam rất uy tín.

"Việt Nam đã có thương hiệu trong giai đoạn COVID-19 là đất nước chống dịch tốt. Và bây giờ Việt Nam được xếp hạng thứ 2 về tiềm năng phục hồi hậu đại dịch. Đây là thương hiệu Việt Nam, là điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rất lớn", ông Tim Evans nhận xét.

Đại diện HSBC Việt Nam cũng khuyến nghị Chính phủ cập nhật các khuôn khổ pháp lý về thuế để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam và đưa Việt Nam ra chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là thúc đẩy các hoạt động sản xuất chuỗi cung ứng giá trị cao, hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất của của thế giới.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp FDI cần thúc đẩy trao đổi thường xuyên, đồng bộ để làm rõ các quy định và chính sách liên quan đến dòng vốn, tài trợ, việc thành lập doanh nghiệp và các ưu đãi cụ thể theo ngành liên quan đến thu hút FDI. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI tiềm năng và các công ty FDI hiện tại hiểu rõ hơn về môi trường địa phương.

"Tỉ trọng FDI trong GDP của Việt Nam thuộc nhóm của thế giới. Chúng ta cần phải duy trì lợi thế này", ông Tim Evans bảy tỏ và cho biết thêm các nhà đầu tư trung bình cần 6-9 tháng để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam trong khi kỳ vọng của họ chỉ có 3 tháng.

Các nhà đầu tư tại Việt Nam được hưởng lợi từ 15 hiệp định thương mại tự do (FTA )đã ký, cho phép tiếp cận 55 thị trường, trong đó có 15 thị trường thuộc khối G20. Việc tích cực quảng bá các FTA do các bộ, ngành liên quan thực hiện, sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng.

"Chúng ta cần phải kể câu chuyện thành công của Việt Nam ra thế giới", ông Tim Evans nhấn mạnh.

Khi Việt Nam tiếp tục thăng hạng giá trị, sự sẵn có của nguồn lao động lành nghề là một yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, việc tập trung vào phát triển nhiều lao động có kỹ năng hơn sẽ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy và thu hút đầu tư giá trị cao vào các lĩnh vực có giá trị cao như bán dẫn, kỹ thuật ô tô, fintech, logistic…

Phát triển cơ sở hạ tầng là rất quan trọng để Việt Nam thu hút được FDI trong thời gian tới.

Theo BT

VGP

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên