Càn Long đế vô cùng hiếu thảo với mẹ, nhưng có một thứ mà ông tuyệt đối không cho, hậu thế gật gù tán đồng
Người xưa rất coi trọng lòng hiếu thảo, kể cả hoàng thân quốc thích. Nữu Hỗ Lộc thị được xem là người mẹ may mắn và có phúc nhất Thanh triều vì có một đứa con trai ngoan.
- 20-01-2024Ăn lẩu cuối năm, 1 gia đình gặp nạn: Dùng bếp từ nhưng chủ quan ở điểm này như đặt “bom nổ chậm” trong nhà
- 19-01-2024Không phải tập thể dục hay uống nước, ngủ theo đúng 5 quy tắc này cũng giúp bạn kéo dài tuổi thọ
- 19-01-2024Gửi tiết kiệm 68 tỷ đồng, 5 năm sau tới rút tiền thì tài khoản còn 100.000 đồng: Cảnh sát vào cuộc phát hiện 100 giao dịch lạ, 1 cá nhân bị bắt giữ
Sùng Khánh Hoàng thái hậu, phi tần của Thanh Thế Tông Ung Chính đế, và là thân mẫu của Thanh Cao Tông Càn Long đế. Bà là Hoàng Thái hậu trải qua thời gian tại vị rất lâu, cũng là người thọ nhất trong số các Hoàng Thái hậu của nhà Thanh, với tuổi thọ lên đến 86 tuổi. Không chỉ so sánh phạm vi nhà Thanh, mà nếu so với Hiếu Nguyên Hoàng hậu Vương Chính Quân nhà Tây Hán cũng có phần hơn hẳn. Bà có địa vị tối cao, con cháu đầy đàn, Càn Long đế không tiếc mọi vinh hoa để cung phụng Sùng Khánh Thái hậu. So ra, bà là Thái hậu hưởng hết vinh hoa phú quý, thực hiếm có.
Theo nhiều sử liệu, Càn Long rất nghe lời mẹ. Mấy năm sau khi lên ngôi, lúc này triều đình chưa ổn định, ngân khố không đủ, mỗi ngày Càn Long đều sống đạm bạc, nhưng khi tổ chức sinh nhật cho mẹ, ông luôn tổ chức những bữa tiệc sinh nhật hoành tráng.
Một lần, để làm mẹ vui lòng, Hoằng Lịch (tức Càn Long đế) đã sai người tìm nhiều người già và yêu cầu họ quỳ lạy mẹ mình trên đường trở về cung, chúc bà sống lâu. Một số người có thể cho rằng ông có hành động độc ác, nhưng không phải vậy, vì Hoàng đế đã thưởng cho những người già này rất nhiều bạc, do vậy ai cũng háo hức đến tham gia.
Không chỉ tìm người già đến chúc phúc cho mẹ mình, Hoằng Lịch còn chuẩn bị bữa tiệc sinh nhật rất thịnh soạn để mời các quan viên đến tham dự, đồ ăn chuẩn bị trong bữa tiệc đều là những món ngon hiếm có từ khắp mọi miền đất nước, các tiết mục văn nghệ cũng rất sôi động. Từ đây chúng ta có thể thấy Hoằng Lịch hiếu thảo với mẹ như thế nào.
Càn Long rất thích phong cảnh Giang Nam và cả đời ông đã thực hiện 6 cuộc Nam tuần lớn với kinh phí khủng khiếp. Ngay cả khi ra ngoài chơi, ông cũng thường xuyên lo lắng cho mẹ mình. Để tránh cho bà cảm thấy cô đơn trong cung, mỗi lần ông đều cố gắng khuyên bà đi cùng, cho đến khi tuổi tác không còn cho phép đi đường xa. Là một Hoàng đế, ông không sử dụng vị thế của mình để bắt mẹ phải khép nép trước mình, ông luôn rất hào phóng trước những yêu cầu của mẹ, đưa thứ gì cũng trao bằng hai tay.
Song mặc dù rất hiếu thảo và đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất cho mẹ nhưng có một thứ mà Càn Long sẽ không bao giờ nhường cho mẹ, đó chính là quyền lực.
Đến đây, có lẽ bạn sẽ thắc mắc Thái hậu là phụ nữ, đương nhiên không thể nắm quyền lực khi Hoàng đế đang tồn tại trước mắt. Thế nhưng bạn không thể phủ nhận lịch sử Trung Quốc có rất nhiều Hoàng hậu, Thái hậu chấp chính, can dự triều đình, điều khiển quần thần, kiểm soát luôn Hoàng đế.
Theo đó, nếu Càn Long yêu chiều mẹ, chỉ cần một lời nói cũng có thể giúp Thái hậu có nhiều quyền lực trong tay, chấp quản hậu cung, tham gia chuyện triều đình.
Khi Càn Long mới lên ngôi, ông đã ban hành một chiếu chỉ, đại ý là ông có mối quan hệ rất tốt với mẹ mình, nhưng về mặt quốc sự, ông vẫn sẽ tập trung vào việc nước và sẽ không trì hoãn chuyện quan trọng vì mẹ. Nếu có người nói điều không nên nói, phân bua thị phi trước mặt mẹ, muốn gieo rắc bất hòa giữa hai mẹ con, nhất định sẽ trừng phạt. Thoạt nhìn, thánh chỉ này có vẻ như là mệnh lệnh do ông ban hành để chấn chỉnh hạ nhân, nhưng thực chất nó chứa đựng hy vọng của Càn Long với mẹ mình, rằng mong bà có thể sống an phận thủ thường và không cố gắng can thiệp vào chính trị hay thách thức giới hạn của hoàng đế. Mặc dù lời nói đã đến nước này, nhưng Thái hậu vẫn vô tình phạm sai lầm.
Một câu chuyện được nhiều sử liệu (chưa được công nhận) ghi lại như sau:
Một lần, khi hai mẹ con đang trò chuyện, Thái hậu thản nhiên đề cập rằng có một điện thờ trông đã xuống cấp và hy vọng Hoàng đế có thể tìm thời gian để sửa chữa. Hoàng đế nghe xong ngoài mặt không nói gì, nhưng sau đó liền quay sang khiển trách người hầu của Thái hậu, nói rằng trước đây chưa từng có Thái hậu nào lo việc xây dựng tu sửa chùa miếu, bây giờ lại để Thái hậu hao tâm tổn sức lo đến việc này.
Câu này nghe như mắng các thái giám, nhưng thực chất là đang ngầm dặn Thái hậu không nên quan tâm quá nhiều chuyện. Thái hậu ở trong hậu cung nhiều năm như vậy, đương nhiên hiểu ý của Hoàng đế, có lẽ cũng từ đó mà bà không còn can dự vào chuyện không phải của mình, dù là nhỏ nhất.
Mặc dù cách làm của Càn Long có vẻ hơi quá đáng nhưng đó chỉ là bất đắc dĩ khi sinh ra trong gia đình hoàng tộc. Là Hoàng đế, ông phải luôn nắm giữ quyền lực trong tay mình. Chính nhờ sự khôn ngoan của Càn Long mà đất nước dưới thời ông cai trị rất ổn định, thái bình, góp phần tạo nên thời kỳ Khang Càn thịnh thế nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Nguồn: Sohu
Phụ nữ số