MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cẩn trọng những tư thế còn hại hơn cả ngồi vắt chéo chân, dân văn phòng cần đặc biệt lưu ý!

18-05-2021 - 07:41 AM | Sống

Cẩn trọng những tư thế còn hại hơn cả ngồi vắt chéo chân, dân văn phòng cần đặc biệt lưu ý!

Vắt chéo chân và một số tư thế "lười" khác có thể mang lại cảm giác thoải mái tức thời, thế nhưng về lâu về dài, nó có thể trở thành mối hiểm hoạ đối với sức khoẻ chúng ta.

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người có tư thế ngồi thoải mái phổ biến nhất là vắt chéo chân. Nhưng nếu duy trì tư thế này lâu ngày dễ dẫn đến giãn tĩnh mạch chân, chân chữ O, viêm khớp và các bệnh khác.

Vắt chéo chân có tác hại gì?

Vắt chéo chân là một tư thế không tốt. Ngồi vắt chân thường xuyên sẽ gây ra những nguy hại sau đây đối với sức khỏe con người:

1. Khiến máu lưu thông kém, làm giảm hoặc chậm quá trình lưu thông máu trở lại tim và não. Điều này sẽ ảnh hưởng đến não và chức năng của tim, dễ dẫn đến huyết áp cao, bệnh tim mạch…

2. Gây tổn thương cơ chân, dẫn đến chiều dài các chi dưới không bằng nhau.

3. Chèn ép một số mạch máu ở chân có thể gây ra viêm tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch.

4. Đau cột sống cổ và lưng thậm chí có thể khiến cột sống bị biến dạng.

Ngoài vắt chéo chân, còn có những tư thế khác làm tổn thương cơ thể hàng ngày mà chúng ta không hề biết.

Dưới đây là những tư thế phổ biến và gây ra ảnh hưởng lâu dài:

1. Gù lưng

Khi một người còn trẻ, tình trạng gù lưng thường thường có nguyên nhân trực tiếp từ tư thế ngồi. Với sự lão hóa của xương,mỗi người sẽ có từng mức độ gù lưng khác nhau, trong đó người trung niên và cao tuổi xuất hiện nhiều nhất. Do thói quen tư thế sinh hoạt lâu ngày, cột sống ngực của con người sẽ phình ra sau, gây ra những thay đổi về hình dáng.

Cẩn trọng những tư thế còn hại hơn cả ngồi vắt chéo chân: Mọi người đặc biệt là dân văn phòng cần đặc biệt lưu ý! - Ảnh 1.

Cơ ngực và cơ liên sườn sau thời gian sẽ bị ngắn và căng ra, đồng thời cơ lưng sẽ bị kéo dài và yếu. Đây là những biểu hiện điển hình của bệnh gù lưng. Về già, các tổn thương cột sống lồng ngực có thể xảy ra, ảnh hưởng rõ rệt đến tuần hoàn máu, hô hấp và trao đổi chất, dẫn đến hàng loạt bệnh tật về già và tăng tốc độ lão hóa.

2. Ngủ trên bàn

Thông thường, nếu bạn đang làm việc hoặc học tập mệt mỏi, cách đơn giản nhất để nghỉ ngơi là ngủ trên bàn, nhưng làm như vậy sẽ chèn ép đến nhiều dây thần kinh. Khi nhãn cầu bị nén sẽ khiến nhãn áp tăng cao, thị lực suy giảm, lâu ngày hình thành độ cận thị cao, đồng thời dễ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tăng nhãn áp. Khi cánh tay và mặt bị đè nén sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và dẫn truyền thần kinh bình thường, đồng thời cảm thấy ngứa ran và đau nhức.

3. Ngồi dài người trên ghế

Ở tư thế này, một hình tam giác được hình thành giữa mặt ghế, tựa lưng và lưng của cơ thể con người. Đây là tư thế phổ biến vì cơ cổ và cơ thắt lưng không được sử dụng, và mọi người cảm thấy thư giãn hơn rất nhiều. Ngồi dài người lâu ngày, cột sống thắt lưng bị chèn ép, không có lực nâng đỡ, toàn thân chịu áp lực, trục trọng tâm của cơ thể lùi về phía sau dễ gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và dẫn đến biến dạng cột sống.

Cẩn trọng những tư thế còn hại hơn cả ngồi vắt chéo chân: Mọi người đặc biệt là dân văn phòng cần đặc biệt lưu ý! - Ảnh 2.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến tác động của tư thế này đối với cột sống cổ. Các cơ và dây chằng sau cổ là bộ phận quan trọng để duy trì chức năng bình thường của cổ. Khi duy trì cách ngồi này trong thời gian dài, các cơ và dây chằng giãn ra, nhưng trọng lượng của đầu không giảm, và phần trọng lượng này được chuyển đến cột sống cổ. Người có cột sống cổ không tốt rất dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thậm chí đe dọa đến cột sống.

Làm sao để đánh giá tư thế ngồi đã đúng hay chưa?

Tư thế ngồi có đúng hay không có thể được đánh giá từ đầu và cổ, cánh tay và khuỷu tay, lưng dưới và chân.

1. Đối với đầu và cổ, bạn nên nhìn về phía trước bằng cả hai mắt, và đường nhìn nên cách mục tiêu khoảng 30 - 50 cm, khi nhìn vào văn bản hoặc các vật thể bên dưới, tốt nhất nên để đầu ở tư thế thoải mái, không bị giới hạn.

2. Giữ cánh tay của bạn ở trạng thái có thể cử động tự do, và nên uốn cong khuỷu tay một góc vuông để giảm mệt mỏi.

3. Giữ eo và lưng theo đường cong tự nhiên của xương sống.

4. Chân và đầu gối gập vuông góc khi ngồi ít vận động.

Cẩn trọng những tư thế còn hại hơn cả ngồi vắt chéo chân: Mọi người đặc biệt là dân văn phòng cần đặc biệt lưu ý! - Ảnh 3.

Làm thế nào để duy trì tư thế ngồi đúng?

Đầu tiên, bạn hãy điều chỉnh độ cao của bàn ghế sao cho phù hợp với chiều cao của mình, đồng thời khoảng cách giữa cơ thể bạn và mặt bàn trước mặt cũng cần được điều chỉnh một cách hợp lý. Ngoài ra, quan điểm "ưỡn ngực ngẩng cao đầu" thực ra không chính xác, vì cột sống lồng ngực vốn có tính chất kyphotic, việc "duỗi thẳng" quá mức sẽ ảnh hưởng đến độ cong sinh lý bình thường. Tư thế ngồi đúng là bàn chạm tới bụng.

Thứ hai, thân người nằm ở tâm ghế, trọng tâm của cơ thể dồn lên xương ghế và bàn chân để giữ cho cơ thể được ổn định. Cuối cùng, bạn có thể dùng vật lạ để giữ tư thế ngồi thẳng lưng, ví dụ như một chiếc gối nhỏ kê lưng có thể giúp lưng dưới duy trì đường cong tự nhiên hình chữ C và bảo vệ cột sống, tránh mất ổn định nếu không có điểm tựa. Bạn cũng có thể đặt hộp và các vật dụng khác dưới chân để giúp chân và bàn chân để thoải mái hơn.

Nguồn: Sohu

Thuỳ Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên