Càng giàu càng "hướng nội": Giới thượng lưu chiếm 0,1% dân số e ngại và lảng tránh sự chú ý
Trái ngược với số ít thích huyên náo, gây scandal, phần lớn giới siêu giàu muốn né xa sự soi mói của truyền thông và công chúng.
- 30-07-2022Trọn bộ bí quyết đạt điểm cao của dàn thủ khoa 2022: Người không dùng điện thoại, người làm hết 3 bao tải đề thi và ngủ trước 10 giờ
- 30-07-2022Á quân Đường lên đỉnh Olympia mùa đầu - Nguyễn Thành Vinh: Từng tay ngang đi đóng phim, là tiến sĩ người Việt trẻ tuổi nhất ở nước ngoài, được phong hàm PGS năm 39 tuổi
- 30-07-2022Đơn xin việc từ năm 1973 của Steve Jobs hé lộ lý do tại sao ông lại có thể trở thành tỷ phú công nghệ đình đám thế giới
Công chúng biết nhiều về những tỷ phú chịu chơi ở Scotland, hay những tài phiệt giàu có liên tục vướng vào nghi án tình ái và các vụ kiện, thích lớn tiếng trên mạng xã hội. Không thể phủ nhận rằng, "drama" của những VIP và giới siêu giàu có một sức hút vô cùng lớn.
Tuy nhiên, phần lớn giới siêu giàu lại không hề ưa "ánh sáng sân khấu" được chiếu vào họ, soi mói những chi tiết của đời tư cá nhân, theo một báo cáo gần đây của NiemanLab.
Hai viện nghiên cứu Anu Kantola và Juho Vesa từ Phần Lan đã tiến hành khảo sát 90% nhóm 5.000 người giàu có nhất đất nước Bắc Âu này - top 0,1% giàu nhất theo kê khai thuế và các dữ liệu công khác. Trong số này có cả 3 nhóm: những người thừa kế, quản lý doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp.
Tất nhiên, có sự khác biệt giữa giai cấp thượng lưu top đầu ở Phần Lan so với các nước khác trên thế giới, nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng phần lớn giới siêu giàu muốn "ẩn mình", theo đuổi một chiến lược kín đáo - như tiếp xúc trực tiếp hoặc vận động hành lang với các nhà làm luật thay vì các chiến lược lộ liễu như tự đánh bóng bản thân hay tìm kiếm danh tiếng.
Không phải nhân vật siêu giàu nào cũng muốn gây sự chú ý.
Ngoài ra, họ cũng e ngại về truyền thông và cảm thấy nó "không thể kiểm soát được" cũng như "đặc biệt tiêu cực" đối với họ. Nói cách khác, những người này muốn yên lặng khỏi truyền thông và không bị chú ý, nếu có thể.
"Thật nghịch lý, phản ứng đối với khả năng tác động xã hội của truyền thông (quyền lực đỉnh cao của nó) là sự cố tình né tránh" - các tác giả cho biết trong nghiên cứu trên.
Theo NiemanLab báo cáo, giới siêu giàu cũng cho rằng truyền thông có cái nhìn bất công, không đầy đủ và thích giật tít về họ - phần lớn công chúng cũng thế.
Nghiên cứu trích lời một cá nhân siêu giàu thậm chí phát biểu gay gắt rằng: "Tôi nghĩ rằng sự công khai chỉ gây hại và ngớ ngẩn, nó chỉ tạo ra thêm sự hiểu lầm" - người này cũng có ý kiến rất tiêu cực về giới báo chí.
Sự soi xét của công chúng và truyền thông đôi khi là cần thiết cho đối thoại xã hội công bằng, minh bạch.
Những người siêu giàu "Liệt kê một số hậu quả tiêu cực do ảnh hưởng sâu rộng của các phương tiện truyền thông; hơn nữa sức mạnh ngày càng tăng của chúng có thể phần nào dẫn đến nghịch lý là họ càng né xa truyền thông hơn trước" - các tác giả tiếp tục giải thích.
Tất nhiên là có rủi ro cho kiểu phản ứng tiêu cực này: "Khi giới thượng lưu ưa thích các hình thức gây ảnh hưởng trong bí mật, điều này đặt ra một thách thức đáng kể đối với các xã hội dân chủ, vốn dựa vào tính cởi mở và minh bạch của đối thoại công khai, cũng như đối với báo chí". Một vai trò cơ bản của truyền thông là phản ánh, phản biện và nâng cao nhận thức của công chúng về những hành vi không có lợi cho xã hội.
Do đó, dù mong muốn được giữ bản thân mình riêng tư là có cơ sở, cách tiếp cận tiêu cực của giới siêu giàu có thể ảnh hưởng khó lường đến các vấn đề xã hội.
Nguồn: MP
Trí thức trẻ