MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Càng nghèo càng phải tránh xa 4 lối sống tai hại này: Không thay đổi tư duy, sớm muộn cũng tự đào thải chính mình

01-10-2020 - 10:57 AM | Sống

Những người thực sự lợi hại sẽ không để lối sống sai lầm "ăn mòn" cuộc đời. Thay đổi tư duy là bước đầu tiên và quan trọng nhất nếu bạn muốn đổi đời.

Không ai muốn cả đời đều sống trong nghèo khó cả, cũng có nhiều người muốn được “giàu sau một đêm”, nhưng đây là điều chỉ có thể gặp trong mơ mà thôi. Vì vậy, người bình thường khi muốn đổi đời, phương thức thực tế nhất là nỗ lực kiếm tiền. Nhưng tại sao rất nhiều người thường rơi vào tình trạng, dù có nỗi lực như thế nào cũng chỉ là một người “nghèo”?

Trên thực tế, người “nghèo” không phải chỉ “nghèo” mỗi vật chất mà còn “nghèo” cả tư duy giàu có. Nhiều người đã bị “tư duy người nghèo” làm cản trở sự phát triển hay con đường thăng tiến của mình.

Vậy, người “nghèo” tốt nhất đừng nên có 4 ý nghĩ này, nếu không, thời gian qua đi, vừa không thể "trở mình" vừa làm hại bản thân:

Trì hoãn 

Người “nghèo” đều có chung một đặc điểm đó chính là “bệnh trì hoãn”. Từ nhỏ, chúng ta đều biết rằng, việc của ngày hôm nay thì hôm nay phải hoàn thành, nhưng tháng ngày qua đi, mọi người dần lãng quên và gạt bỏ thói quen tốt ấy, trái ngược lại luôn giữ suy nghĩ “chờ đợi” nhưng bạn có biết rằng cơ hội thì không bao giờ chờ đợi ta cả.

Càng nghèo càng phải tránh xa 4 lối sống tai hại này: Không thay đổi tư duy, sớm muộn cũng tự đào thải chính mình - Ảnh 1.

Cơ hội – là thứ chỉ có thể “gặp” mà không thể “cầu”, một khi cơ hội đến rồi, bạn không kịp thời nắm bắt nó, thì cơ hội đó cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Vì vậy, nếu như bạn vẫn tồn tại suy nghĩ “trì hoãn mọi thứ” thì sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội. Bởi vậy, khi đã đặt ra mục tiêu của bản thân, thì hãy hành động càng sớm càng tốt để luôn sẵn sàng trước mọi cơ hội bất ngờ. Bằng không, bạn chỉ có thể đứng nhìn người khác có được cơ may đó mà thôi.

Tiếc rẻ việc đầu tư cho bản thân

Có người nói rằng, đầu tư cho chính mình là khoản đầu tư xứng đáng nhất và có lời nhất, giúp cho bản thân ngày càng trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, rất nhiều người “nghèo” lại hà tiện trong khoản đầu tư này. Họ có tiền trong tay nhưng lại chỉ biết tiêu vào những nơi “vô dụng”, không thỏa đáng.

Đầu tư cho bản thân không chỉ là đầu tư tri thức mà còn nhiều phương diện khác như: sức khỏe, năng lực làm việc, kỹ năng mềm, vẻ bề ngoài… Và “lợi nhuận” của khoản đầu tư này đó chính là khiến bạn trở nên tốt đẹp hơn từ trong ra ngoài. Nếu cứ “hà tiện” với chính mình như vậy thì rất nhanh thôi, bạn sẽ bị sự phát triển của xã hội đào thải.

Đặt chuyện kiếm tiền lên hàng đầu

Khi đang rơi vào hoàn cảnh “nghèo”, điều mà mọi người muốn lao vào làm nhất đó là kiếm tiền. Nhưng bạn nên hiểu rằng, càng “nghèo” thì càng không nên vội vàng kiếm tiền mù quáng, nhất là những “đồng tiền nhanh”. Lợi nhuận rất dễ khiến cho con người sai phương hướng. Xã hội hiện nay tồn tại vô số cách thức kiếm tiền, mà yêu cầu đầu vào của nó lại thấp, thu hút rất nhiều người lao vào nó. Nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc cứ lao vào như vậy thì sẽ thành công.

Càng nghèo càng phải tránh xa 4 lối sống tai hại này: Không thay đổi tư duy, sớm muộn cũng tự đào thải chính mình - Ảnh 2.

Người “nghèo” muốn kiếm nhiều tiền cơ bản là không sai, nhưng đôi khi cách làm của họ lại chưa đúng hướng. Bởi vì họ quá nôn nóng, vội vàng, suy xét không thấu đáo, không suy nghĩ chu toàn mọi vấn đề, khiến cho các sai lầm dễ phát sinh. Khi nền tảng còn yếu thì hãy cẩn trọng trong việc kiếm tiền.

Sống hoang phí

Khi bạn không có nhiều tiền, đừng phung phí tiền bạc. Nhiều người dù làm việc cật lực cũng chỉ có thể giải quyết chuyện cơm áo thường ngày. Nếu bạn thực sự muốn vươn tới một cuộc sống chất lượng cao hơn, sự nỗ lực thông thường là chưa đủ. Không chỉ nỗ lực kiếm tiền mà còn cần điều chỉnh cả lối sống.

Có câu nói rằng: Học cách kiếm tiền đã khó, học cách tiêu tiền còn khó hơn vạn lần. Nhiều người dù làm việc và kiếm được không ít tiền, nhưng luôn trong trạng thái "rỗng túi" bởi tư tưởng sống tận hưởng, mù quáng theo đuổi những điều phù phiếm, phong trào. Họ làm bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu, thậm chí còn vay mượn để chạy theo lối sống này. Tất cả các yếu tố cộng lại, khiến họ vẫn mãi tay trắng.

Bạn có quyền sống cuộc sống mà bạn muốn, nhưng trước tiên, bạn phải có đủ năng lực để chống đỡ nó mà không phải chịu đựng cuộc sống "chắp vá", nợ nần.

(Tổng hợp)

Thiên An

Trở lên trên