MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cảnh báo! 1 vật dụng QUEN THUỘC có thể trở thành “chất xúc tác ung thư”: Hãy ngưng sử dụng ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu này

03-04-2022 - 15:44 PM | Sống

Nồi cơm điện được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh: Internet

Nồi cơm điện được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh: Internet

Hầu hết mọi gia đình đều có nồi cơm điện và sử dụng để nấu cơm hàng ngày. Nhưng mới đây, một thông tin đã khiến nhiều người lo ngại cho sức khỏe của mình.

Làm thế nào mà chiếc nồi cơm điện mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày trong cuộc sống bỗng chốc trở thành "chất xúc tác" cho bệnh ung thư? Nồi cơm điện có thực sự gây ung thư? Để hiểu rõ vấn đề này, trước tiên chúng ta phải biết được cấu tạo chủ yếu của nồi cơm điện là gì.

Nồi cơm điện có cấu tạo bao gồm 2 phần chủ yếu là vỏ và lòng nồi, bộ phận tiếp xúc trực tiếp với thức ăn là lòng trong của nồi cơm điện.

Chất liệu của lòng nồi cơm điện

Hiện nay, lòng trong nồi cơm điện phổ biến nhất trên thị trường thường làm bằng nhôm. Nhôm kim loại có đặc điểm làm nóng đồng đều và truyền nhiệt nhanh, là vật liệu được ưa chuộng để làm tấm lót nồi cơm điện.

Ngoài kim loại nhôm phổ biến nhất, thép không gỉ cũng có thể được sử dụng làm vật liệu bên trong của nồi cơm điện. Những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ, lòng nồi bằng sứ với hiệu suất nhiệt cao hơn cũng đã xuất hiện ở một số dòng nồi cơm điện cao cấp.

Điều đáng chú ý là vì lòng nồi nhôm không thể tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nên sẽ có một lớp phủ bảo vệ trên bề mặt của lòng nồi bên trong. Do đó, sự kết hợp phổ biến nhất trong lòng nồi cơm điện gia đình là lòng nồi nhôm + lớp phủ.

Lớp phủ có tác động như thế nào với sức khỏe?

Vì nhôm dễ dàng kết tủa và xâm nhập vào thực phẩm trong điều kiện đun nóng và có tính axit, nếu ăn quá nhiều nhôm có thể gây hại cho hệ thần kinh của con người. Do đó, màng phủ được sử dụng để ngăn thực phẩm khỏi tiếp xúc trực tiếp với lớp nhôm. 

Lớp phủ được sử dụng thường là polyme perfluorinated như polytetrafluoroethylene, được dùng trong chảo chống dính. Lớp phủ có cả đặc tính ngăn cách và chống dính.

Polyme perfluorinated có đặc tính ổn định, kháng axit và kiềm mạnh, không độc và khó phân hủy. Nhiệt độ phân hủy của lớp phủ thường đạt trên 250°C, trong khi nhiệt độ bên trong của nồi cơm điện thường không vượt quá 180°C khi sử dụng hàng ngày. 

Do đó, trong điều kiện sử dụng bình thường, khi lớp phủ lót bên trong chưa bị hỏng, bong tróc thì việc sử dụng nồi cơm điện sẽ không gây hại cho cơ thể con người, cũng như không gây ung thư.

Cảnh báo! 1 vật dụng QUEN THUỘC có thể trở thành “chất xúc tác ung thư”: Hãy ngưng sử dụng ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu này - Ảnh 1.

Lớp sơn lót bên trong chưa bị rơi ra thì việc sử dụng nồi cơm điện sẽ không gây hại cho cơ thể. Ảnh: Aboluowang

Những dấu hiệu cho thấy cần ngưng sử dụng ngay

Nếu dùng nồi cơm điện một thời gian dài, khi phát hiện thấy một số vết bong tróc, hư hỏng ở đáy hoặc thành nồi, điều này có nghĩa là lớp phủ đã không thể đảm bảo toàn bộ chức năng của nó. Thức ăn tiếp xúc với lớp nhôm sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. 

Tiếp tục sử dụng lâu dài có thể khiến lượng nhôm nạp vào cơ thể quá nhiều, gây hại cho con người. Bạn nên ngưng sử dụng và thay thế bằng ruột nồi mới hoặc mua hẳn một chiếc nồi cơm điện mới.

Một số lòng nồi bên trong bằng vật liệu khác

Một số nồi cơm điện với lòng nồi bằng thép không gỉ cũng sẽ sử dụng lớp phủ chống dính. Mặc dù sự ổn định hóa học của nồi bên trong bằng thép không gỉ cao hơn rất nhiều so với nồi nhôm, cũng ổn định hơn trong điều kiện axit và kiềm, tuy nhiên vẫn không thể tránh nguy cơ hỏng hóc.

Các lớp phủ rơi ra nghiêm trọng sau thời gian sử dụng cũng sẽ làm thức ăn trong nồi nóng không đều, do đó cũng không nên tiếp tục sử dụng.

Lớp lót gốm thường không cần lớp phủ bổ sung do tính chống dính tự nhiên, khả năng chống trầy xước và hiệu suất nhiệt cao của vật liệu gốm, vì vậy hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng lâu dài.

Làm thế nào để sử dụng nồi cơm điện một cách an toàn và tốt cho sức khỏe?

1. Tránh sử dụng kéo dài

Thời gian sử dụng hợp lý của nồi cơm điện nói chung là từ 3-5 năm. Nếu sử dụng lâu ngày, lớp mạ bên trong lòng nồi sẽ bị bong tróc nhiều, lúc này chúng ta cần thay mới nồi cơm điện kịp thời, nếu không, để thức ăn tiếp xúc trực tiếp với lòng nồi nhôm trong thời gian dài sẽ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cảnh báo! 1 vật dụng QUEN THUỘC có thể trở thành “chất xúc tác ung thư”: Hãy ngưng sử dụng ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu này - Ảnh 2.

Nên thay nồi cơm điện khi sử dụng từ 3-5 năm. Ảnh: Internet

2. Vệ sinh đúng cách

Khi vệ sinh nồi cơm điện, vì lòng nồi bên trong thường bị trầy xước bởi các chất cứng, dễ gây bong tróc lớp phủ nên cần tránh sử dụng các vật liệu cứng như miếng sắt khi vệ sinh.

Tương tự, tránh lau ngay khi lớp lót còn quá nóng, nếu không, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây ra biến dạng vật liệu phủ, từ đó làm lớp phủ bị bong tróc nhanh hơn.

3. Tránh sử dụng nồi cơm điện thường xuyên để nấu thức ăn có tính axit mạnh

Khi sử dụng nồi cơm điện, đặc biệt là nồi cơm điện có lòng nồi bằng nhôm, cố gắng tránh nấu thức ăn quá chua trong thời gian dài và thường xuyên. Lòng trong của nồi cơm điện bằng nhôm dễ bị kết tủa trong điều kiện axit mạnh, từ đó xâm nhập vào thức ăn và gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Tóm lại, nồi cơm điện sẽ không gây hại cho cơ thể khi sử dụng bình thường và lớp sơn bên trong còn nguyên vẹn. Khi lớp sơn bị bong tróc trên diện rộng thì nên thay ngay để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

*Theo: Aboluowang

Cảnh báo! 1 vật dụng QUEN THUỘC có thể trở thành “chất xúc tác ung thư”: Hãy ngưng sử dụng ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu này - Ảnh 3.
https://cafef.vn/canh-bao-1-vat-dung-quen-thuoc-co-the-tro-thanh-chat-xuc-tac-ung-thu-hay-ngung-su-dung-ngay-neu-xuat-hien-nhung-dau-hieu-nay-20220107150647597.chn

Thùy Linh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên