Cảnh báo 6 thói quen "đoản mệnh" trong ăn uống, đáng tiếc rất nhiều người mắc mà không biết
Để duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, việc ăn uống đúng cách vô cùng quan trọng giúp bạn bắt đầu với một cơ thể khỏe mạnh.
- 03-04-2022Người đàn ông 27 tuổi tá hỏa khi phát hiện mắc "bệnh khó nói", bác sĩ bất lực: Không muốn vô sinh thì bỏ ngay 4 thói quen này
- 03-04-20225 THÓI QUEN đàn ông U50 nào cũng phải ghi nhớ để tăng cường sinh lực, duy trì khả năng phòng the: Thực hiện đều đặn còn giúp kéo dài 5-10 năm tuổi thọ
- 01-04-2022Loạt thói quen sai lầm ai cũng dễ dàng mắc phải khiến laptop dù có xịn đến mấy cũng sớm trở thành đống sắt vụn
Từ sau 30 tuổi, tốc độ trao đổi chất của cơ thể con người giảm trung bình 0,5%/năm. Hàm lượng cholesterol trong máu tăng dần theo từng năm. Vì vậy, sau khi con người bước qua tuổi trung niên, lipid máu có xu hướng tăng cao, tỷ lệ mắc bệnh xơ cứng động mạch và bệnh mạch vành tim cũng tăng dần.
Trong nhiều yếu tố gây bệnh, những thói quen ăn uống không tốt là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc làm tăng nguy cơ mắc ung thư, giảm tuổi thọ .
Dưới đây là 6 thói quen "đoản mệnh" trong ăn uống, rất nhiều người mắc.
1. Ăn quá nhiều trong một bữa và ăn ít bữa mỗi ngày
Ảnh minh họa
Theo một báo cáo khảo sát, trong số 1.400 người 60-64 tuổi được khảo sát, người ta thấy rằng những người ăn ít hơn 3 bữa mỗi ngày tăng 57,2% nguy cơ béo phì và 51,2% bị tăng cholesterol. Trong khi với những người ăn từ 5 bữa trở lên một ngày thì người mắc béo phì chỉ chiếm 28,8%, và những người cao cholesterol chiếm 17,9%.
Các chuyên gia cho rằng thời gian nhịn ăn càng dài thì khả năng gây tích tụ mỡ trong cơ thể càng lớn, đặc biệt ăn quá no trong 1 bữa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, dạ dày, tim mạch.
2. Ăn tối quá muộn
Ảnh minh họa
Ăn tối quá muộn, lại ăn thức ăn khó tiêu sẽ làm tăng quá trình lắng đọng cholesterol trên thành động mạch và thúc đẩy sự xuất hiện của xơ cứng động mạch.
Nếu ăn cùng một loại thực phẩm giàu chất béo vào buổi sáng hoặc buổi trưa, sẽ ít ảnh hưởng đến hàm lượng chất béo trong máu.
3. Thích ăn ngũ cốc tinh chế
Một số người không ăn gạo lứt và các loại ngũ cốc thô mà chỉ ăn gạo trắng và các sản phẩm chế biến từ bột mì trắng.
Mọi người không biết rằng cám của gạo và lúa mì có chứa nhiều nguyên tố vi lượng và chất xơ thực vật cần thiết cho cơ thể con người, chẳng hạn như crom và mangan trong ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại hật, có hàm lượng cao nhất. Sau quá trình xử lý và tinh chế, hai yếu tố này được giảm đi rất nhiều.
Ảnh minh họa
Xenluloza thực vật có thể làm tăng bài tiết cholesterol và giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu. Thức ăn quá nhuyễn và quá ít chất xơ, không dễ tạo cảm giác no, thường dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều và gây béo phì.
Vì vậy, những người ăn chế độ ít chất xơ trong thời gian dài có tỷ lệ mắc bệnh xơ cứng động mạch và tăng huyết áp.
4. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa dầu, muối, đường
Nạp quá nhiều các thực phẩm chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ rất nguy hại. Đối với dầu mỡ, nếu ăn nhiều hơn nhu cầu cơ thể cần trong thời gian dài sẽ dẫn đến tăng cân vì cung cấp rất nhiều năng lượng (1g dầu mỡ cho 9kcal).
Trong khi đó, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến một số số bệnh mạn tính nguy hiểm cho sức khỏe như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu, ung thư…
Ảnh minh họa
Nạp quá nhiều đường trong các thực phẩm như soda, trà và thức ăn nhanh chứa nhiều đường tinh luyện và hầu như không cung cấp các dưỡng chất như protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Do đó, việc tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này có thể dẫn đến béo phì, tăng lipid trong máu và thiếu hụt dinh dưỡng. Với sự gia tăng của lipid máu, khả năng hình thành huyết khối mạch vành cũng tăng lên. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng đường có thể nâng cao vai trò tổng hợp lipid của gan.
Các nghiên cứu đã chỉ ra nạp nhiều muối trong các thực phẩm như dưa chua, thịt chế biến sẵn… gây tích nước trong cơ thể và tích tụ áp lực trong mạch máu, dẫn đến huyết áp cao. Huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lớn như đau tim và đột quỵ, cũng như các vấn đề về thận và thị lực.
5. Ăn quá ít rau xanh
Người kén ăn có xu hướng hấp thụ không đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thiếu vitamin C thường xảy ra nếu ăn ít rau lá xanh, và vitamin C có thể làm giảm cholesterol và giảm hoặc ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
Một số người không ăn hành tỏi vì cho rằng chúng có mùi đặc biệt nhưng lại không biết rằng hành tỏi có tác dụng hạ lipid máu rất tốt.
6. Nghiện rượu
Ảnh minh họa
Giới khoa học thế giới đã công nhận rằng hầu hết các bệnh tim mạch đều liên quan đến uống rượu. Uống rượu bia quá nhiều, trong thời gian dài có thể làm tăng mô mỡ trong cơ tim, làm suy yếu chức năng tim, tăng tình trạng tim phì đại.
Rượu có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid của con người và làm giảm khả năng loại bỏ lipid trong máu của cơ thể, do đó làm tăng tỷ lệ mắc bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vành.
(Nguồn: Aboluowang)
Trí thức trẻ