Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo chuẩn hoá thuê bao di động, khoá SIM chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng
Khi nhận được thông báo từ nhà mạng, người dùng nên xác minh lại qua các kênh chính thống, gọi điện trực tiếp tới nhà mạng hoặc đến điểm giao dịch để xác minh lại đề phòng lừa đảo (Ảnh minh hoạ)
Người dùng có thể bị chiếm đoạt SIM, rồi chiếm tiếp tài khoản ngân hàng nếu thực hiện theo cảnh báo từ kẻ thực hiện cuộc gọi.
- 15-03-2023Hàng loạt lãnh đạo cấp cao nghỉ việc, chuyện gì đang xảy ra ở Apple?
- 14-03-2023Thung lũng Silicon giải cứu startup sau vụ sụp đổ của SVB, "cha đẻ" ChatGPT rút khoảng 1 triệu USD cho vay không cần cam kết
Từ 31/3/2023, Cục Viễn thông yêu cầu các nhà mạng cương quyết dừng hoạt động của các thuê bao (SIM điện thoại) có thông tin không chính xác.
Theo đó, nhà mạng sẽ gửi tin nhắn liên tục trong ít nhất năm ngày, mỗi ngày ít nhất một lần đến các thuê bao có thông tin chưa chính xác để yêu cầu cập nhật dữ liệu. Nếu không thực hiện sau 15 ngày nhận thông báo, các nhà mạng bắt đầu khóa 1 chiều với những thuê bao có thông tin không trùng khớp với thông tin đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Sau đó sẽ khóa thông tin 2 chiều với những thuê bao này sau 15 ngày tiếp theo. 30 ngày sau đó, thuê bao không cập nhật sẽ bị chấm dứt hợp đồng.
Số điện thoại được cho là lừa đảo khoá SIM (Ảnh: T.Dương)
Lợi dụng thời điểm này, nhiều tin nhắn, các cuộc gọi lừa đảo dưới hình thức "khoá thuê bao" và yêu cầu nâng cấp, qua đó lừa chiếm đoạt SIM, rồi chiếm tiếp tài khoản ngân hàng của người dùng cũng bắt đầu xuất hiện. Đây là chiêu lừa đã khiến nhiều người bị mắc bẫy và mất số tiền lớn trước đó.
Anh T.Dương (TP.HCM) chia sẻ: "Mình bị một số điện thoại lạ gọi báo sẽ khoá SIM hai chiều, may mà đã xem tin tức trên VTV24 nên không mắc bẫy".
Đồng cảnh ngộ, chị L.M (TP.Vinh) cho biết nhận được cảnh báo khoá SIM 2 chiều từ số lạ. Tuy nhiên, do đã cập nhật thông tin từ báo đài từ trước nên chị tắt máy ngay.
"Nếu mọi người bị số lạ cảnh báo khoá SIM, tuyệt đối không được hoang mang làm theo vì sẽ bị lừa thay vào đó hãy gọi đến nhà mạng để xác nhận hoặc tìm đến các kênh thông tin chính thống để được hướng dẫn chuẩn hoá thông tin theo nghị định mới", anh Dương nói.
Theo đại diện các nhà mạng, khi gửi tin nhắn yêu cầu thuê bao kiểm tra và cập nhật lại thông tin sẽ đều được gửi đi bằng brandname. Đơn cử như, theo đại diện VNPT-VinaPhone, nếu khách hàng VinaPhone thuộc diện cần chuẩn hóa thuê bao sẽ nhận được tin nhắn có brandname "VinaPhone", cuộc gọi thông báo qua số 0888 001091 và cuộc gọi hiển thị tên VinaPhone.
Đại diện MobiFone cho biết, hơn 1,4 triệu thuê bao của nhà mạng này có thể chuẩn hóa thông tin qua app MyMobiFone, tại hệ thống cửa hàng MobiFone trên toàn quốc hay trên website.
Theo đại diện Viettel, với tập khách hàng chưa chuẩn hóa thông tin, nhà mạng này có nhiều giải pháp hỗ trợ như chuẩn hóa thông tin qua ứng dụng di động, xây dựng tổng đài tiếp nhận đối tượng chuẩn hóa.
Trước vấn đề này, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng ATHENA khuyến nghị, để tránh bị mất SIM người dân tuyệt đối không cung cấp các thông tin cá nhân họ tên, số điện thoại, email, số CMND/CCCD… đối với các cuộc gọi lạ hoặc đường link lạ.
Người dùng cần áp dụng triệt để nguyên tắc "không tin tưởng, luôn xác minh lại". Nghĩa là không nên vội tin mỗi khi nhận được một đề nghị từ bên ngoài như ngân hàng, nhà mạng đang sử dụng... Khi muốn cập nhật thông tin cá nhân cho thuê bao, hãy thực hiện các bước hướng dẫn của từng nhà mạng như tại website, ứng dụng hay các quầy giao dịch trực tiếp.
Thể thao văn hóa