Cảnh báo khẩn về những "quái chiêu" lừa đảo mới trên ứng dụng Facebook và Youtube
Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phát đi cảnh báo khẩn về thủ đoạn lừa đảo tinh quái mới khi các đối tượng chiếm quyền quản trị facebook và lạm dụng email của Youtube.
- 12-04-2023YouTube chính thức thu phí xem video không quảng cáo tại Việt Nam
- 12-04-2023Vừa nói muốn mua giày mới, 5 phút sau mở Facebook đã hiện lên toàn quảng cáo giày: Hóa ra tất cả chúng ta đang bị điện thoại nghe lén 24/7?
- 12-04-2023Seller sở hữu tới 5 thương hiệu bán trên TMĐT: Nếu đang tìm cách xây dựng thương hiệu riêng mà chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy thử kinh doanh trên TMĐT
Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đội ngũ bảo mật YouTube vừa phát đi cảnh báo khẩn về một chiến dịch lừa đảo mới lạm dụng email của người dùng trên nền tảng. Các email giả mạo này trông có vẻ như đến từ một công ty lớn, nhưng thực tế là lừa đảo qua mạng, với mô-típ không có gì mới.
Theo đó, tài khoản Twitter chính thức của TeamsYouTube mới đây đã chia sẻ thông tin về chiến dịch lừa đảo lạm dụng email mới này của một nhóm tin tặc chưa xác định. Bản thân một số người dùng YouTube cũng báo cáo rằng trong vài ngày qua, họ đã bất ngờ nhận được những email có vẻ như đến từ YouTube và thậm chí hiển thị địa chỉ là no-reply@youtube.com.
Email được gắn nhãn "Thay đổi trong quy tắc và chính sách của YouTube" và phần nội dung của thư yêu cầu người dùng nhấp vào liên kết. Tất nhiên, liên kết đó là cách để tin tặc khiến bạn có khả năng tải tệp xuống PC hoặc điện thoại thông minh của mình.
Email lừa đảo được gắn nhãn "Changes in YouTube rules and policies” (Tạm dịch: Thay đổi trong quy tắc và chính sách của YouTube) . Trong đó, phần nội dung của thư yêu cầu người dùng nhấp vào liên kết đính kèm. Tất nhiên, liên kết này chính là phương tiện để tin tặc đẩy mã độc xuống PC hoặc điện thoại thông minh của nạn nhân.
Nhóm bảo mật YouTube cảnh báo người dùng hãy thận trọng và không tải xuống/truy cập bất kỳ tệp nào nếu bạn nhận được email dạng như trên. Đồng thời, công ty cho biết các thủ tục điều tra cần thiết đối với vụ lừa đảo này hiện đang được gấp rút triển khai. Phía YouTube cũng cung cấp một liên kết thực sự đến một trong các trang hỗ trợ của mình, đi kèm với đó là những cách để xác định một email lừa đảo.
Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng điều quan trọng là trang hỗ trợ nêu rõ những việc cần làm (hay chính xác hơn là những việc không nên làm) khi bạn nhận được email lừa đảo. Tóm lại, không cung cấp mật khẩu Google, không chia sẻ mật khẩu và không cung cấp bất cứ thông tin cá nhân nào của bạn trong email.
Trước đó, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cũng phát đi thông báo về việc, có rất nhiều cuộc thi của các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân sử dụng bình chọn trực tuyến trên trang mạng xã hội facebook. Đây là hình thức hiệu quả nhằm tuyên truyền, lan tỏa rộng rãi ý nghĩa, thông điệp của cuộc thi đến với đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, hình thức bình chọn này đã bị các đối tượng xấu lợi dụng để chiếm quyền quản trị facebook của các cá nhân, từ đó thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tối ngày 25/3/2023, bà N.T.H, 60 tuổi ở phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên nhận được tin nhắn messenger của một người bạn “khoe” việc cháu của người này tham gia một cuộc thi ảnh và được vào vòng bình chọn trên facebook, đề nghị bà H. nhấn vào đường link người bạn gửi kèm để “like” và chia sẻ bình chọn cho cháu. Không nghi ngờ gì, bà H. ngay lập tức nhấn vào đường link theo hướng dẫn của người bạn. Tối hôm sau, bà H. vô cùng bất ngờ thấy nhiều người quen gọi điện cho bà hỏi về việc bà vay tiền họ. Những người này nói rằng bà đã nhắn tin cho họ qua messenger để hỏi vay tiền và họ đã chuyển tiền vào số tài khoản bà gửi cho họ qua tin nhắn. Người ít thì vài triệu đồng, người nhiều đến 30 triệu đồng. Tổng số tiền họ đã cho bà vay là hơn 80 triệu đồng. Bà H. hoảng hốt kiểm tra messenger của mình thì không đăng nhập được nữa. Cùng lúc này, bà H. cũng nhận được điện thoại cảnh báo từ người bạn đã nhắn messenger “khoe” cháu về việc người này đã bị “hack” facebook, đề nghị bà H. không nhấn vào đường link bình chọn hay làm theo những tin nhắn khác từ messenger. Lúc này bà H. mới hiểu khi bà nhấn vào đường link thì đã bị kẻ xấu chiếm đoạt quyền quản trị facebook. Từ đó, đối tượng đã mạo danh bà nhắn tin lừa vay tiền người thân, bạn bè của bà.
Tương tự như trường hợp của bà N.T.H, sáng ngày 5/4/2023, chị Trần Thị Lan Hương, 40 tuổi ở phường Liên Bảo đang làm việc ở cơ quan thì nhận được tin nhắn của một người cô họ hàng với nội dung: “Cháu ơi, cháu bận gì không vào like giúp cháu cô đi thi ảnh”. Chị Hương vốn là hàng xóm của bà N.T.H, vừa hôm trước được nghe bà H. chia sẻ về việc bị lừa nêu trên nên ngay lập tức chị gọi video để kiểm tra thì cuộc gọi không được phía bên kia nhận kết nối. Chị gọi điện thoại cho người cô thì mới biết facebook của người này đã bị kẻ xấu chiếm đoạt.
Thủ đoạn chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook cá nhân bằng cách lừa người dùng click vào các đường link giả mạo hay gắn thẻ vào các bài viết có chứa đường link độc hại đã xảy ra nhiều trong thời gian qua. Thủ đoạn gửi đường link nhờ chia sẻ ảnh/video trong các cuộc thi chính là một dạng tương tự của loại tội phạm này, nắm bắt xu hướng tổ chức các cuộc thi bình chọn trực tuyến đang rất phổ biến hiện nay trên mạng xã hội.
Trước thực trạng tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn vô cùng tinh vi như hiện nay, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng điều quan trọng nhất chính là việc người dân cần hết sức cảnh giác. Tất cả các tin nhắn liên quan đến vay mượn tiền qua hình thức chuyển khoản đều phải được xác thực bằng các cuộc điện thoại kiểm chứng có độ dài khoảng hai phút trở lên để tránh kẻ xấu mạo danh lừa đảo.
Công Thương