Cảnh sát ập tới khám xét 2 căn phòng có hơn 4.500 chiếc điện thoại hoạt động 24/7: 10 người bị bắt giữ, phát hiện bí mật động trời sau số tiền hơn 10,4 tỷ đồng
Bán “tương tác ảo” trên mạng xã hội, người đàn ông Trung Quốc bị cảnh sát bắt giữ và bỏ tù.
- 02-07-2024Nghe lời "sếp" chuyển tiền cho đối tác, nữ kế toán khiến tài khoản công ty "bay màu" 4,5 tỷ đồng: 7 đối tượng lừa đảo bị cảnh sát bắt giữ
- 01-07-2024Cặp vợ chồng mua hơn 220 loại thuốc trong 1 năm bị cảnh sát điều tra: Lộ ra hơn 20 đường dây lừa đảo, trục lợi BHYT liên quan đến số tiền hơn 70 tỷ đồng
- 30-06-2024Cho 1 cặp vợ chồng vay 59 tỷ đồng, hơn 200 hộ dân lần lượt bị cảnh sát triệu tập để điều tra
Cùng với sự phát triển của công nghệ số, các nền tảng mạng xã hội đã trở thành công cụ hữu ích, kết nối người dùng mọi lúc, mọi nơi. Tận dụng tính năng này, hình thức livestream bán hàng cũng bùng nổ, giúp nhiều đơn vị kinh doanh đạt được doanh thu hàng tỷ đồng sau mỗi lượt phát trực tiếp. Những danh xưng "chiến thần livestream", "nữ hoàng chốt đơn"… cũng từ đó ra đời.
Hiệu quả là thế nhưng xu hướng bán hàng này bùng nổ cũng kéo theo nhiều bất cập. Một trong số đó là sự ra đời của những “đơn vị chuyên cung cấp lượt tương tác ảo” cho các trang bán hàng. Những kẻ xấu đã lợi dụng sức ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông để kinh doanh dịch vụ seeding tăng lượng tương tác, từ đó thu hút người mua hàng. Hành vi này đã khiến cho khách hàng lầm tưởng về những sản phẩm kinh doanh, dẫn đến “tiền mất tật mang”, nhận về những sản phẩm kém chất lượng. Chính vì thế, các dịch vụ tăng lượt like liên tục bị các mạng xã hội như Facebook, Instagram siết chặt vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
Đầu năm nay, một người đàn ông ở Trung Quốc đã nhận án 15 tháng tù vì dùng 4.600 điện thoại để gian lận tăng tương tác trên livestream và kiếm lời gần 3 triệu NDT ( hơn 10,5 tỷ đồng). Đây cũng là lần đầu tiên 1 người ở đất nước tỷ dân phải vào tù vì sử dụng các thiết bị điện tử để gian lận lượt xem và lượt tương tác trên mạng xã hội. Vụ việc cho thấy động thái cứng rắn của cảnh sát tỉnh Chiết Giang trong việc ngăn chặn và trừng phạt những hành vi lừa đảo trong ngành này.
Theo 163.com, nghi phạm trong vụ án này là người đàn ông họ Vương ở quận Ngân Châu, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Vào tháng 11 năm 2022, anh Vương được một người bạn giới thiệu về "brushing” - Thuật ngữ thường được sử dụng để ám chỉ việc kinh doanh tương tác ảo, giúp các người phát trực tiếp trên mạng xã hội (livestreamers) tăng lượt xem, lượt thích, lượt bình luận và lượt chia sẻ bằng cách sử dụng các tài khoản mạng xã hội.
Thấy nghề mới này có mức sinh lợi cao, anh Vương rất phấn khích và ngay lập tức mua một số lượng lớn điện thoại di động được điều khiển bằng công nghệ điện toán đám mây, bộ định tuyến, bộ chuyển mạch và các thiết bị mạng khác để bắt đầu “khởi nghiệp”.
Cùng với những người cộng sự khác, anh Vương nhanh chóng phát triển quy mô kinh doanh của mình với 2 “văn phòng”. Tại mỗi văn phòng, anh Vương lắp đặt hàng trăm điện thoại thành dàn tủ nhiều tầng rồi kết nối đồng bộ chúng với máy chủ để kiểm soát. Chỉ với “phần mềm điện toán đám mây” trên máy tính, người đàn ông này có thể điều khiển cùng một lúc hàng nghìn chiếc điện thoại di động “tràn vào” một phòng phát sóng trực tiếp và thực hiện những tương tác ảo đã được ký kết theo hợp đồng.
Dù cách thức thực hiện khá đơn giản nhưng dịch vụ mà anh Vương cung cấp cho các đối tác lại giúp anh có được thu nhập khủng. Người này cho biết tổng chi phí cho dịch vụ kinh doanh này phụ thuộc vào số lượng điện thoại và thời lượng mỗi điện thoại kết nối với sự kiện livestream đó. Theo đó, mức phí cho 1 chiếc điện thoại di động là 6,65 NDT/ngày (hơn 23.000 đồng). Với 2 văn phòng có tổng cộng gần 4.600 chiếc điện thoại di động, anh Vương đã thu về gần 3 triệu NDT (hơn 10,5 tỷ đồng) trong vòng chưa đầy 4 tháng kinh doanh.
Đến tháng 3/2023, cảnh sát đã ập đến 2 cơ sở kinh doanh của đối tượng này sau một thời gian điều tra. Tại đây, cảnh sát đã bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây kinh doanh bất hợp pháp của anh Vương, đồng thời thu giữ nhiều điện thoại, máy tính và những thiết bị khác.
Đối tượng họ Vương cho biết anh ta đã mua rất nhiều tài khoản mạng xã hội giả từ người khác để phục vụ cho mục đích buôn bán tương tác ảo của mình. Vì một số nền tảng mạng xã hội có khâu kiểm duyệt danh tính rất gắt gao nên những tài khoản này đã bị chặn. Thế nhưng anh Vương cho biết đây không hẳn là thách thức trong việc kinh doanh bởi quá trình đăng ký tài khoản mới ở những nền tảng này lại rất đơn giản.
Về vấn đề này, công tố viên thụ lý vụ án cho biết: “Có những lỗ hổng nhất định trong việc quản lý các tài khoản của nền tảng phát sóng trực tiếp. Từ đó đã tạo cơ hội cho những kẻ xấu thực hiện những hành vi vi phạm cộng đồng, khiến việc mua bán tài khoản giả tràn lan trên mạng.”
Sau khi xem xét tính nghiêm trọng của vụ án, đối tượng họ Vương đã bị tòa án nhân dân quận Ngân Châu, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang tuyên án 15 tháng tù giam và phạt 50.000 NDT (hơn 175 triệu đồng) vì tội hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. 9 đối tượng khác trong vụ án cũng đã bị trừng trị theo quy định của pháp luật của Trung Quốc.
(Theo 163.com)
Nhịp sống thị trường