MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cảnh trái ngược trên công trường cao tốc 18.000 tỷ: Đoạn đã trải nhựa, đoạn chưa giải phóng mặt bằng

Sau hơn một năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn Bà Rịa - Vũng Tàu) đã dần thành hình nhưng phía Đồng Nai mới đạt 10% tiến độ. Trong khi đó, cao tốc này đặt mục tiêu sẽ thông xe sau 8 tháng nữa.

Cảnh trái ngược trên công trường cao tốc 18.000 tỷ: Đoạn đã trải nhựa, đoạn chưa giải phóng mặt bằng- Ảnh 1.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài gần 54 km có điểm đầu tuyến tại đường Võ Nguyên Giáp (Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) và điểm cuối tuyến giao với Quốc lộ 51 thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34 km, qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dài gần 20 km. Dự án được khởi công từ tháng 6/2023 với tổng mức đầu tư lên tới gần 18.000 tỷ đồng.

Cảnh trái ngược trên công trường cao tốc 18.000 tỷ: Đoạn đã trải nhựa, đoạn chưa giải phóng mặt bằng- Ảnh 2.

Dự án chia làm 3 thành phần, trong đó thành phần 1 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai làm chủ quản dài 16 km, thành phần 2 dài 18,2km do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ quản, thành phần 3 dài 19,5 km do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm chủ quản.

Cảnh trái ngược trên công trường cao tốc 18.000 tỷ: Đoạn đã trải nhựa, đoạn chưa giải phóng mặt bằng- Ảnh 3.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được thiết kế với quy mô đường cao tốc loại A với tốc độ từ 100-120 km/h bao gồm 4-6 làn xe tuỳ thuộc vào địa hình và điều kiện thực tế trên từng đoạn. Mặt cắt ngang của đường sẽ giao động từ 17-33 m, được làm bằng bê tông nhựa, đảm bảo độ bền vững và khả năng chịu tải lớn, phù hợp với mật độ và lưu lượng giao thông cao.

Cảnh trái ngược trên công trường cao tốc 18.000 tỷ: Đoạn đã trải nhựa, đoạn chưa giải phóng mặt bằng- Ảnh 4.

Sau hơn một năm khởi công, tình hình xây dựng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu ở khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiến triển rất thuận lợi. Dự án đang dần thành hình với nhiều đoạn đường đang được cấp phối đá dăm, lăn nền, trải nhựa. Ngoài ra, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng quyết liệt áp dụng cơ chế đặc thù, kiểm tra hàng tuần, cung cấp đủ đất, đá và sẽ điều chuyển khối lượng sang nhà thầu khác nếu chậm tiến độ.

Cảnh trái ngược trên công trường cao tốc 18.000 tỷ: Đoạn đã trải nhựa, đoạn chưa giải phóng mặt bằng- Ảnh 5.

Để kịp thông xe vào 30/4 năm sau, các công nhân được xếp lịch làm việc theo 3 ca 4 kíp, mỗi ca dài 8 tiếng chia thành 3 buổi sáng – chiều – đêm. Sau 15 ngày, các ca làm việc sẽ được hoán đổi để cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho công nhân ở công trường.

Cảnh trái ngược trên công trường cao tốc 18.000 tỷ: Đoạn đã trải nhựa, đoạn chưa giải phóng mặt bằng- Ảnh 6.

Nếu như dự án ở địa phận Bà Rịa - Vũng Tàu tăng tốc độ thì dự án ở địa phận tỉnh Đồng Nai lại ở chiều ngược lại. Tính đến giữa tháng 8, đoạn qua Biên Hoà mới bàn giao cho chủ đầu tư 36% mặt bằng sạch, còn qua huyện Long Thành mới phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho 66% diện tích mặt bằng. Như vậy, ngay từ khâu bàn giao mặt bằng đã chưa hoàn thành như mục tiêu đặt ra. Vì thế, sau 1 năm thi công mới đạt khoảng 10% khối lượng. Trên ảnh là dự án đoạn qua xã Long Phước (Long Thành, Đồng Nai).

Cảnh trái ngược trên công trường cao tốc 18.000 tỷ: Đoạn đã trải nhựa, đoạn chưa giải phóng mặt bằng- Ảnh 7.

Tỉnh Đồng Nai cho biết, nguyên nhân của việc chậm trễ tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là do những vướng mắc về công tác kiểm đếm, thiếu nhân sự và nhiều thửa đất qua nhiều đời chủ, công tác xác định nguồn gốc đất, quy chủ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, thiếu vật liệu đắp nền cũng là một nguyên nhân gây cản trở tiến độ cao tốc.

Cảnh trái ngược trên công trường cao tốc 18.000 tỷ: Đoạn đã trải nhựa, đoạn chưa giải phóng mặt bằng- Ảnh 8.

Hiện nay, Quốc lộ 51 là tuyến đường chính kết nối Biên Hoà, Đồng Nai, Vũng Tàu nhưng thường xuyên bị quá tải và ùn tắc, nhất là vào các giờ cao điểm hoặc dịp lễ. Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ chia sẻ lượng giao thông lớn cho Quốc lộ 51, rút ngắn thời gian di chuyển. Trước đây hành trình Biên Hòa – Vũng Tàu mất khoảng 2 tiếng, nay còn khoảng 50 phút.

Cảnh trái ngược trên công trường cao tốc 18.000 tỷ: Đoạn đã trải nhựa, đoạn chưa giải phóng mặt bằng- Ảnh 9.

Bên cạnh đó, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp đến cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, một trong những cụm cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam. Được biết, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải hiện mới chỉ khai thác khoảng 40% công suất, trong đó 80% lượng hàng đi và đến là bằng đường thủy nội địa, đường bộ quốc lộ 51 chỉ giải quyết 20%.

Cảnh trái ngược trên công trường cao tốc 18.000 tỷ: Đoạn đã trải nhựa, đoạn chưa giải phóng mặt bằng- Ảnh 10.

Có cao tốc song song cùng với quốc lộ 51 thì những lợi thế về công nghiệp của Đồng Nai và cảng biển của Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ hỗ trợ phát triển cho nhau nhiều hơn, trở thành hai tỉnh “công nghiệp – cảng biển” mạnh hơn nữa.

Cảnh trái ngược trên công trường cao tốc 18.000 tỷ: Đoạn đã trải nhựa, đoạn chưa giải phóng mặt bằng- Ảnh 11.

Dự án Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là một trong những dự án giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam Việt Nam. Khi hoàn thành, dự án hứa hẹn sẽ đáp ứng tốt nhu cầu giao thông ngày càng tăng, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu quả kết nối vùng.

 

Bài và ảnh: Ni Na

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên