MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cập nhật 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế toàn cầu hậu Covid-19: Thế giới thiệt hại 14,7 nghìn tỷ USD trong năm 2020 với kịch bản lạc quan nhất

Báo cáo mới nhất của Đại học Quốc gia Australia cho biết, nếu vắc-xin không được phổ biến rộng rãi sớm, nền kinh tế toàn cầu sẽ thiệt hại 17,3 nghìn tỷ USD trong năm nay.

Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Quốc gia Australia, với kịch bản vắc-xin tiêm phòng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi vào năm 2025, đại dịch Covid-19 có thể gây thiệt hại kinh tế thế giới lên đến 35,3 nghìn tỷ USD.

Đây được coi là kịch bản xấu nhất của nền kinh tế toàn cầu, khi các làn sóng dịch bệnh vẫn tiếp tục nổi lên cho đến năm 2025. Theo báo cáo, với kịch bản này, nền kinh tế toàn cầu sẽ phải chịu tổn thất lên đến 17,3 nghìn tỷ USD vào năm 2020.

Đối với kịch bản tốt nhất, khi các quốc gia trên thế giới chỉ trải qua một đợt dịch bệnh duy nhất vào năm 2020 và bùng phát nhẹ vào đầu năm 2021, kinh tế toàn cầu sẽ phải chịu thiệt hại là 17,6 nghìn tỷ USD tính đến năm 2025. Trong đó, con số này vào năm 2020 ước tính là 14,7 nghìn tỷ USD.

Theo đó, kịch bản này dựa trên ước tính các quốc gia hiện đang ở trong giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19, sau đó các làn sóng dịch bệnh sẽ được loại bỏ nhờ vào vắc-xin sau năm 2021.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đại dịch Covid-19 đã đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng. Tháng 6 vừa qua, IMF cũng đã dự báo GDP toàn cầu sẽ giảm 4,9% trong năm nay và phục hồi với tốc độ rất chậm vào năm 2021.

Tất cả các dự báo kinh tế đều cho thấy cú sốc tiêu cực đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu vào năm 2020, dự kiến phục hồi vào năm 2021 nhưng không thể đạt được mức trước đại dịch.

Chính phủ các nước cũng đã triển khai một loạt các biện phát để giảm bớt những gánh nặng lên nền kinh tế khi các quốc gia buộc phải đóng cửa biên giới và giãn cách xã hội.

Các biện pháp can thiệp của Chính phủ để hỗ trợ các doanh nghiệp bao gồm giảm thuế, trợ cấp có mục tiêu cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, bảo lãnh tín dụng. Các nhà hoạch định chính sách cũng đưa ra các biện pháp để hỗ trợ hộ gia đình bao gồm giảm thuế và miễn, giảm hóa đơn điện nước. 

Tuy nhiên, theo báo cáo nghiên cứu với tiêu đề "Các kịch bản kinh tế vĩ mô toàn cầu của đại dịch Covid-19", trợ cấp lương là một trong những biện pháp cứu trợ cần thiết nhất.

Báo cáo kết luận, chính phủ các quốc gia trên toàn cầu cũng đã phân bổ lại ngân sách, tăng chi tiêu cho lĩnh vực y tế và các dự án cơ sở hạ tầng. Đây là một động thái rất quan trọng trong việc chống dịch ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.

Q.L

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên