MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cặp 'rồng biển' Trung Quốc dài 135 mét, nặng 4.350 tấn sắp làm điều chưa nước nào làm được dưới đáy biển

28-02-2024 - 22:16 PM | Tài chính quốc tế

Cặp 'rồng biển' Trung Quốc dài 135 mét, nặng 4.350 tấn sắp làm điều chưa nước nào làm được dưới đáy biển

Tập đoàn đường sắt khổng lồ Trung Quốc hôm 26/2 đã cho ra mắt "siêu" máy đào hầm để đào "Đường hầm đường sắt cao tốc dưới biển dài nhất thế giới" như truyền thông nước này ca ngợi.

Tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) ngày 26/2 đưa tin, máy đào hầm "Dũng Châu", được ra mắt tại nhà máy Trường Sa của Tập đoàn Công nghiệp nặng Xây dựng Đường sắt Trung Quốc, đã được sơn hoa văn "Thụy Long" (nghĩa là: Rồng may mắn) để chào đón năm Giáp Thìn.

Theo Nhân dân Nhật báo, "Dũng Châu" là máy đào hầm thứ hai được sử dụng để đào đường hầm đường sắt cao tốc dưới biển dài nhất thế giới tại Trung Quốc. Máy đào hầm đầu tiên "Định Hải", cũng được sơn hình rồng, đã rời khỏi nhà máy sản xuất ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, vào ngày 10/1.

Cặp 'rồng biển' Trung Quốc dài 135 mét, nặng 4.350 tấn sắp làm điều chưa nước nào làm được dưới đáy biển- Ảnh 1.

Máy đào hầm "Dũng Châu" được xuất xưởng vào ngày 26/2 tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ảnh: China News Service

Theo trang Jiemian (Trung Quốc), vào ngày 27/2, sau khi thông tin về "Đường hầm đường sắt cao tốc dưới biển dài nhất thế giới" đứng thứ ba trong mục tìm kiếm nóng của mạng xã hội Weibo, "Máy đào hầm đường kính siêu lớn được sơn hoa văn 'Thụy Long'" cũng thu hút sự chú ý của cư dân mạng nước này.

Lần đầu kết nối đường hầm được đào bởi hai máy đào đường kính siêu lớn dưới đáy biển

Máy đào hầm với tên gọi "Dũng Châu", là loại máy khoan có đường kính siêu lớn được sản xuất tại Trung Quốc do Tập đoàn Cục 14 Đường sắt Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp nặng Xây dựng Đường sắt Trung Quốc hợp tác phát triển.

"Dũng Châu" có tổng chiều dài 135 mét, tổng trọng lượng nặng 4.350 tấn và được trang bị 308 mũi dao đặc biệt, được truyền thông Trung Quốc mô tả là một thiết bị ở đẳng cấp thế giới.

Vào ngày 26/2, máy đào hầm "Dũng Châu" đã rời khỏi nhà máy ở Trường Sa, và sẽ được sử dụng để xây dựng đường hầm đường sắt cao tốc dưới biển dài nhất thế giới - đường hầm dưới biển Kim Đường thuộc tuyến đường sắt Ninh Ba – Châu.

Theo trang Jiemian, máy đào hầm "Dũng Châu" là loại máy chuyên dụng đào đường hầm, được mệnh danh là "Vua máy xây dựng" và có hơn 30.000 bộ phận, hiện là thiết bị đào đường hầm tiên tiến nhất của Trung Quốc.

So với "phương pháp khoan và nổ" truyền thống, hiệu quả thi công của máy đào hầm "Dũng Châu" có thể tăng gấp 3-5 lần và mức độ an toàn của môi trường xây dựng được cải thiện.

Đường hầm dưới biển Kim Đường bắt đầu từ quận Âm Châu, thành phố Ninh Ba ở phía tây tỉnh Chiết Giang và kết thúc tại thị trấn Kim Đường, thành phố đảo Châu Sơn ở phía đông tỉnh này, có tổng chiều dài 16,18 km, nằm ở độ sâu 78 mét dưới mực nước biển.

Hai máy đào hầm "Định Hải" và "Dũng Châu" sẽ được khởi động để đào từ hai hướng ngược nhau. "Định Hải" sẽ đào từ Ninh Ba và đào 4.940 mét, còn "Dũng Châu" bắt đầu đào từ Châu Sơn và sẽ đào 6.270 mét.

Môi trường đào của đường hầm này cực kỳ phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cực cao của các máy đào.

Theo Tập đoàn Công nghiệp nặng Xây dựng Đường sắt Trung Quốc, máy đào hầm "Dũng Châu" không chỉ phải đối mặt với 42 rủi ro như 23 đường ống dẫn dầu, công trình trên mặt đất, đê chắn sóng, cầu cảng và kênh chính... mà còn phải đối mặt với địa tầng và môi trường biển phức tạp, đá và các lớp đất cứng mềm không đều nhau chiếm gần 70%.

Theo tập đoàn này, đây cũng sẽ là lần đầu tiên trên thế giới có một quốc gia thực hiện việc kết nối đường hầm được đào bởi hai máy đào hầm có đường kính siêu lớn dưới đáy biển. Yêu cầu về sai số của việc kết nối không quá 20 mm, tương đương với đường kính của một đồng xu.

Tập đoàn Công nghiệp nặng Xây dựng Đường sắt Trung Quốc cũng cho biết, sau khi dự án hoàn thành, tỉnh Chiết Giang sẽ không còn địa phương nào không có đường sắt chạy qua.

Cặp 'rồng biển' Trung Quốc dài 135 mét, nặng 4.350 tấn sắp làm điều chưa nước nào làm được dưới đáy biển- Ảnh 2.

Công nhân chụp ảnh máy đào hầm "Định Hải" tại nhà máy của Tập đoàn Công nghiệp nặng Xây dựng Đường sắt Trung Quốc ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, vào ngày 10/1/2024. Ảnh: Xinhua

Có phải là "đường hầm đường sắt cao tốc dưới biển dài nhất thế giới"?

Theo tờ Business Insider (Mỹ), đường hầm dưới biển Kim Đường được truyền thông Trung Quốc ca ngợi là "đường hầm đường sắt cao tốc dưới biển dài nhất thế giới", nhưng danh hiệu đó có thể còn gây tranh cãi.

Đường hầm đường sắt cao tốc Seikan của Nhật Bản bao gồm một đoạn dưới nước dài hơn, dài 23,3 km và đi qua eo biển Tsugaru. Nó được giới hạn ở tốc độ 160 km/h.

Đường hầm Channel - nối Anh và Pháp - tự hào có đoạn dưới nước thậm chí còn dài hơn, lên tới 37,8 km và tuyến đường sắt của nó hoạt động với tốc độ tối đa 160 km/h.

Tuy nhiên, đường hầm Kim Đường là một phần của tuyến đường sắt Ninh Ba - Châu lớn hơn, dài tổng cộng 77 km và được thiết kế với tốc độ lên tới 250 km/h. Điều đó sẽ khiến Ninh Ba – Châu trở thành đường hầm đường sắt cao tốc dài nhất thế giới với một đoạn dưới nước. Nó sẽ cho phép di chuyển bằng đường sắt giữa đảo Châu Sơn - hòn đảo lớn thứ ba của Trung Quốc - và bờ biển phía đông của nước này.


Theo Hữu Hiển

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên