MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cậu bé mang 900 triệu lì xì đi tặng cả lớp, cô giáo hốt hoảng báo phụ huynh và phát hiện một bí mật

15-02-2024 - 18:32 PM | Sống

Vào ngày đầu tiên đến trường, lúc cậu bé lấy từ trong cặp sách ra một xấp tiền dày, cô giáo đã rất sốc và vội vàng hỏi tại sao.

Tết với trẻ nhỏ vui nhất là được nghỉ học ở nhà, không những được ăn ngon mà còn được nhận lì xì. "Con cái có nên tiêu tiền Tết của chính mình không?" là câu hỏi mà nhiều cha mẹ băn khoăn. Các vị phụ huynh trẻ ngày nay nhiều người đã cho con tự cầm tiền mừng tuổi để cho trẻ tự thực hành khả năng quản lý tài chính của mình. Nhưng từ đó cũng có không ít câu chuyện dở khóc dở cười. Sẽ có đứa trẻ cất tiền vào lợn đất, cũng có người mua đồ chơi lãng phí và khiến cha mẹ đau đầu.

Một học sinh tiểu học ở Giang Tô, Trung Quốc đã "không đi theo con đường thông thường". Khi nhận tiền lì xì Tết, điều đầu tiên cậu nghĩ đến là thầy cô và các bạn. Vào ngày đầu năm mới khi vừa quay lại trường, cậu bé đã tặng phong bao đỏ cho giáo viên và các bạn cùng lớp.

Điều quan trọng là số tiền này lên tới 25.500 nhân dân tệ (khoảng 900 triệu đồng). Vào ngày đầu tiên đến trường, lúc cậu bé lấy từ trong cặp sách ra một xấp tiền dày đặc, cô giáo đã rất sốc và vội vàng hỏi tại sao. Cậu học sinh bình tĩnh nói rằng cậu muốn chia số tiền may mắn của mình với giáo viên và các bạn cùng lớp. Em cũng đã cẩn thận tính toán ở nhà và chia phong bao lì xì cho cả lớp, tổng chi phí là 25.500 nhân dân tệ.

Cậu bé mang 900 triệu lì xì đi tặng cả lớp, cô giáo hốt hoảng báo phụ huynh và phát hiện một bí mật- Ảnh 1.

Cậu bé mang 900 triệu lì xì đi tặng cả lớp, cô giáo hốt hoảng báo phụ huynh và phát hiện một bí mật- Ảnh 2.

Cậu bé lôi 900 triệu từ ba lô ra "phát" cho cả lớp

Cô giáo sau đó đã ngay lập tức ngăn chặn hành vi của học sinh và liên lạc với phụ huynh. Cha mẹ cậu bé khi biết chuyện cũng rất bất ngờ và cho biết họ hoàn toàn không biết gì.

Đáng chú ý, không phải toàn bộ số tiền gần 25.000 nhân dân tệ trong phong bì đỏ đều thuộc về cậu học sinh tiểu học này mà chúng là tài sản chung của cậu và em gái. Cậu bé học sinh tiểu học đã lấy tiền và muốn tặng phong bao đỏ cho cô giáo cũng các bạn cùng lớp mà không hề báo cho em gái.

Cậu học sinh này cảm thấy rất "bực mình", rõ ràng là có ý tốt, vậy tại sao bố mẹ lẫn cô giáo đều ngăn cản? Có lẽ trong mắt trẻ con, em đã làm việc tốt khi biết chia sẻ và đáng được thầy cô, phụ huynh khen ngợi. Trên đường về nhà cùng bố mẹ, cậu bé cho biết mình không có ác ý mà chỉ muốn "chia sẻ" với các bạn cùng lớp và thắt chặt tình bạn. Còn trong con mắt của hầu hết các bậc phụ huynh, việc học sinh tiểu học tặng hơn 900 triệu cho bạn là dấu hiệu của sự "lãng phí" và cần phải "kỷ luật" ở nhà.

Nếu phân tích kỹ nguyên nhân của sự việc này, bạn sẽ thấy rằng đó không chỉ đơn thuần là sự ngây thơ hay lãng phí của trẻ em.

Cậu bé học sinh tiểu học có hành động như vậy có thể đã có tâm lý so sánh. Có khả năng ở lớp trước đây có những học sinh khác đã "khoe" thứ gì đó với cậu. Cậu bé tưởng mình "thua" nên lì xì hậu hĩnh để cố gắng "lấy lại thắng lợi". Cũng có khả năng trẻ em chưa có khái niệm về tiền bạc, tài sản nhưng thích thú với sự ngưỡng mộ của các học sinh khác.

Việc cha mẹ nói về tiền bạc với con nhỏ không có gì đáng xấu hổ. Khái niệm về tiền bạc của trẻ em phải được nuôi dưỡng từ khi còn nhỏ, điều quan trọng là cha mẹ phải dạy dỗ bằng lời nói và việc làm đúng đắn.

Với tiền lì xì của con, cha mẹ có thể thành lập một "ngân hàng gia đình" tại nhà, cho phép con cái trao đổi tiền thông qua học tập và làm việc nhà, sau đó sử dụng tiền để mua đồ chơi hoặc quần áo trong mức hợp lí. Để giúp trẻ thiết lập những giá trị đúng đắn, chúng ta phải có cách giáo dục đúng đắn trước.

Nguồn: Sohu

Theo PV

Phụ nữ số

Trở lên trên