MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Câu chuyện đau lòng về người phụ nữ qua đời ngay trước thời điểm công bố dịch viêm phổi Vũ Hán qua lời kể người chồng và sự đấu tranh đến giây phút cuối cùng

31-01-2020 - 11:09 AM | Sống

Weng Qiuqiu sẽ không bao giờ biết được điều gì đã giết chết cô ấy.

Một nữ công dân tên Weng Qiuqiu 32 tuổi, sống tại thành phố Hoàng Cương, Hồ Bắc, Trung Quốc được chẩn đoán bị bệnh viêm phổi nhưng không rõ là loại viêm phổi gì và bị bắt đeo khẩu trang chống độc.

Vào ngày 21/1/2020, sau khi dùng hết số tiền 200.000 nhân dân tệ (hơn 660 triệu đồng) tiết kiệm của hai vợ chồng cũng như tiền vay mượn từ bạn bè, người thân, cuối cùng tình hình sức khỏe của Weng không có cải thiện, và người chồng là Chen Yong đã đồng ý buông tay, để vợ bước qua cuộc đời mình.

Trong nhiều tuần, Hồ Bắc đã bị phá hủy bởi một đại dịch virus corona khiến hàng ngàn người nhiễm bệnh và giết chết hơn trăm người. Thế nhưng, con số này không thể nói lên toàn bộ câu chuyện dưới đây.

Vào ngày 24/1, một nhóm nghiên cứu đã liên kết với bệnh viện Đại học Vũ Hán và cảnh báo những triệu chứng của dịch bệnh không rõ ràng, có khả năng gây khó khăn trong việc xác định và điều trị. Giấy chứng tử của Weng chỉ nói rằng, cô ấy qua đời vì sốc nhiễm trùng, suy hô hấp và viêm phổi nặng. Ngay cả anh Chen cũng không dám chắc rằng vợ mình có bị nhiễm virus corona hay không. Nếu như từ đầu có thể biết được, thì có thể Weng đã không qua đời.

 Câu chuyện đau lòng về người phụ nữ qua đời ngay trước thời điểm công bố dịch viêm phổi Vũ Hán qua lời kể người chồng và sự đấu tranh đến giây phút cuối cùng  - Ảnh 1.

Thành phố Hoàng Cương cách Vũ Hán 75km, nơi dịch bệnh bắt đầu bùng phát và cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi có gần 500 ca nhiễm bệnh và 12 người tử vong (tính theo thời điểm mới phát hiện dịch bệnh).

Khi Weng vẫn đang cố gắng chống chọi với cuộc sống mong manh thì chính phủ mới bắt đầu phản ứng với cuộc khủng hoảng của dịch bệnh này. Từ đó, họ bắt đầu đề cao nhận thức phòng bệnh, tuyên bố đóng cửa giao thông công cộng, phong tỏa một số nơi đông người.

Vào khoảng 5 giờ chiều ngày 21/1, chỉ vài giờ sau khi Weng qua đời, chính quyền thành phố Vũ Hán tuyên bố sẽ chi trả các hóa đơn y tế cho những người nhiễm bệnh. Nhưng điều đó có ý nghĩa gì với Chen khi cô con gái nhỏ hỏi mẹ đi đâu. Đặc biệt hơn là quyết định của họ cũng không thể làm Chen nguôi ngoai nỗi đau mất vợ khi nghĩ về đứa con thứ 2 đang nằm trong bụng Weng.

 Câu chuyện đau lòng về người phụ nữ qua đời ngay trước thời điểm công bố dịch viêm phổi Vũ Hán qua lời kể người chồng và sự đấu tranh đến giây phút cuối cùng  - Ảnh 2.

Chen đã bị trói buộc với cảm giác tội lỗi, một số bệnh nhân cùng nhập viện với Weng vào thời điểm đó đã dần hồi phục, khiến anh tự hỏi rằng điều gì sẽ xảy ra nếu như họ cố gắng cầm cự thêm chút nữa. Sau đây là câu chuyện của Chen Yong được chia sẻ với Sixth Tone, The Paper và được biên tập ngắn gọn, rõ ràng.

Vào ngày 7/1, vợ tôi đi đến một khu chợ để mua đầu cá, thịt gà và một số loại rau để làm lẩu. Tất cả chúng tôi đã ăn tối cùng nhau. Với sự thèm ăn của mình, cô ấy đã ăn rất nhiều.

Ngày hôm sau là ngày cuối đi học của con gái nhà tôi trước khi chúng nghỉ Lễ. Vợ tôi nói rằng cô ấy không khỏe và bảo tôi hãy đón con. Đến ngày 9, vợ con tôi ở nhà cả ngày. Khoảng giữa trưa, vợ nhắn tin cho tôi nói rằng cô ấy bị cảm và bảo rằng trên đường đi làm về hãy mua giúp ít thuốc cảm lạnh và que thử thai.

Tôi tan làm sau 5 giờ chiều và đi mua những gì cô ấy căn dặn. Đến khoảng 6, 7 giờ về đến nhà, cô ấy nói với tôi rằng đang mang thai đứa thứ 2. Tôi rất hạnh phúc. Tôi đã quyết định làm bữa tối hôm đó gồm gan heo chiên, rau ngâm, và một ít rau xanh. Trước mặt vợ tôi là bát cơm lớn nhưng trông cô ấy có vẻ không có hứng ăn. Sau đó, tôi đi rửa chén và cô ấy trở về phòng ngủ. Tôi chỉ hình dung, cảm lạnh chỉ cần nghỉ ngơi thì sẽ ổn. Sau khi xong việc nhà, tôi cũng đi ngủ.

Nhưng vào khoảng 3 giờ sáng, cô ấy lay tôi và nói rằng mình không khỏe, đầu và cổ rất đau, ngoài ra tôi phát hiện cô ấy bị sốt 38 độ C. Tôi nhanh chóng đưa vợ đến bệnh viện địa phương để cấp cứu. Vì đi quá vội, nên chúng tôi đành để con ở nhà một mình trong sự lo lắng.

Các bác sĩ nói rằng không thể dùng truyền nước nên họ đã cho vợ tôi uống một ít thuốc cảm và bảo chúng tôi về nhà. Đến khoảng 4 giờ sáng, vợ tôi bị ho không ngừng và cả hai chúng tôi đều không ngủ được. Đến sáng ngày 10/1, chúng tôi thức dậy vào 7 giờ sáng và quay lại bệnh viện kiểm tra. Các bác sĩ sau khi xét nghiệm nói rằng cổ họng của cô ấy bị viêm, nhưng không thể cho cô ấy uống thuốc hoặc truyền nước vì đang mang thai.

Đến trưa hôm đó, họ cho chúng tôi về nhà rồi quay lại bệnh viện vào buổi chiều. Tôi đã làm cho vợ một ít cháo cho bữa trưa, nhưng cô ấy chỉ có thể ăn được vài miếng. Đến chiều, các bác sĩ ở bệnh viện vẫn nói một câu nói tương tự, cô ấy có thai và không thể tiêm thuốc hay uống thuốc. Họ đã đưa chúng tôi đến khoa hô hấp, lúc này vợ tôi bị khó thở, cô ấy yếu dần và hầu như không thể đi lại.

 Câu chuyện đau lòng về người phụ nữ qua đời ngay trước thời điểm công bố dịch viêm phổi Vũ Hán qua lời kể người chồng và sự đấu tranh đến giây phút cuối cùng  - Ảnh 3.

Sau khi bác sĩ đo điện tâm đồ rồi bảo chúng tôi hãy đến bệnh viện lớn hơn của thành phố. Nhưng vì không gặp được bác sĩ ở đó, nên chúng tôi đã đến bệnh viện Tongji Hoàng Cương. Trời đã về chiều, chúng tôi đã mang con đi cả ngày. Tôi gọi cho anh rể và nhờ anh đến đón cháu về nhà ông nội. Sau đó, tôi ngồi đó hỏi vợ rằng cô ấy cảm thấy thế nào, nhưng cô ấy không còn sức để trả lời, chỉ gật đầu khiến tôi vô cùng đau đớn.

Đó là một ngày dài. Đến 11 giờ tối, vợ tôi được chuyển đến bệnh viện hàng đầu ở Vũ Hán. Tôi đã nghe được trước đó rằng nơi đây đang xảy ra dịch bệnh viêm phổi, nhưng không có trường hợp nào được báo cáo ở Hoàng Cương, vì vậy tôi đã suy nghĩ rất nhiều về nó.

Các bác sĩ ở Hoàng Cương cũng không nói gì về chuyện này. Mối quan tâm duy nhất của tôi chính là làm sao để xoay tiền để trả tiền viện phí cũng như giúp vợ tôi được chữa trị ở bệnh viện tốt nhất. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ Vũ Hán nói rằng vợ tôi bị nhiễm trùng phổi, họ nói rằng chụp hình phổi và nhận thấy mọi thứ đều trắng.

Tôi và vợ đã đến Hoàng Cương được 6 tháng. Chúng tôi đã đầu tư 30.000 nhân dân tệ (hơn 100 triệu đồng) để mở cửa hàng bán cửa sổ và cửa ra vào với một vài người bạn. Chúng tôi muốn thay đổi cuộc sống và chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ đối mặt với tình huống như thế này.

Cửa hàng vừa mở không lâu, chúng tôi vẫn chưa lấy lại vốn. Chúng tôi kiếm được khoảng 3000 nhân dân tệ (hơn 10 triệu đồng) mỗi tháng, nhưng với tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt và tiền học mẫu giáo của đứa con gái đã khiến chúng tôi khá chật vật trong suốt nửa năm qua.

Ở Vũ Hán, vợ tôi lần đầu tiên được đưa vào phòng khám sốt, nhưng khoảng 1, 2 giờ sáng ngày 11/1, cô ấy được chuyển đến phòng cấp cứu, rồi sau đó được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt cho những người trong tình trạng nguy kịch. Có rất nhiều người bệnh trong đêm hôm đó. Một số gia đình bệnh nhân không đeo khẩu trang, nhưng nhiều y tá bác sĩ thì có.

 Câu chuyện đau lòng về người phụ nữ qua đời ngay trước thời điểm công bố dịch viêm phổi Vũ Hán qua lời kể người chồng và sự đấu tranh đến giây phút cuối cùng  - Ảnh 4.

Từ lúc vợ tôi bị sốt, cô ấy đã bị cách ly. Các bác sĩ nói rằng cô ấy có thể bị viêm phổi không rõ nguyên nhân. Ngày hôm sau, họ nói tình trạng cô ấy nguy kịch và cần xem lại kế hoạch điều trị. Cô ấy cần một số loại máy, và chi phí cho việc này rất tốn kém, trước mắt là 20.000 nhân dân tệ (hơn 66 triệu đồng) một ngày, nhưng tôi lại biết được rằng cô ấy chỉ có 10% cơ hội được sống. Đứng trên bờ vực của cảm xúc, tôi không biết mình nên làm gì.

Rạng sáng ngày 12/1, tôi tìm thấy chiếc ghế trống trong bệnh viện và ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Mẹ tôi và tôi cuối cùng cũng tìm được nhà nghỉ gần đó. Thời điểm này, trong bệnh viện có nhiều người đang chăm người nhà bị bệnh viêm phổi. Sau khi tỉnh dậy, tôi lập tức tự trấn an mình và nhận ra điều cần làm là xoay tiền để chữa trị cho vợ tôi. Lúc đó, trong đầu tôi chỉ có một suy nghĩ, không thể ngừng điều trị, tôi không thể mất cô ấy.

Tôi muốn gặp vợ tôi, muốn hỏi cô ấy như thế nào, muốn ăn gì, muốn biết cô ấy muốn làm gì không, nhưng không thể. Mỗi lần tôi gọi cho bác sĩ, họ lại nói rằng cô ấy chưa tỉnh dậy, tình trạng có lúc tốt nhưng cũng có lúc tồi tệ.

Việc mang thai khiến cô ấy chịu nhiều đau đớn hơn. Các bác sĩ nói rằng tay vợ tôi chuyển sang màu tím, sau đó thì đến bàn chân. Đó là hoại tử. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh. Chính tôi đã đưa cô ấy vào phòng chăm sóc đặc biệt ngày 11 nhưng không ngờ rằng 11 ngày sau tôi lại nhặt tro cốt của cô ấy.

Trưa ngày 21/1, tôi đã cạn kiệt nguồn lực sẵn có và tình hình sức khỏe vợ tôi không có dấu hiệu cải thiện. Hoàn toàn đau lòng, tôi đã nói chuyện với các luật sư trước khi ký giấy đồng ý tạm ngưng điều trị. Vào lúc 1 giờ 46 chiều ngày 21/1, vợ tôi qua đời. Cô ấy được hỏa táng sau đêm đó. Giấy chứng tử cho biết cô qua đời vì sốc nhiễm trùng, suy hô hấp và viêm phổi nặng.

Sau đó, tôi phát hiện rằng một bệnh nhân lớn tuổi hơn, người cũng có tình trạng nghiêm trọng nhưng đã dần hồi phục sau khi được điều trị. Điều này thật khó xử, luật sư không đổ lỗi cho tôi, nhưng tôi lại thấy có lỗi.

Đôi lúc tôi nghĩ rằng cô ấy có thể khá hơn, nhưng tại thời điểm đó không có hy vọng. Chúng tôi đã chi gần 200.000 nhân dân tệ bao gồm số tiền có được và số tiền đã vay, thậm chí chúng tôi bán cả cổ phần trong cửa hàng của mình và gom quá nhiều nguồn nhưng vẫn không thể nào giữ được cô ấy.

Tôi là công nhân nhập cư, tôi thường mang về từ 10.000 đến 20.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 30 đến 60 triệu đồng) mỗi năm. Vợ tôi ở nhà làm rèm cửa hoặc quần áo. Chúng tôi kết hôn đã bảy năm nhưng không tiết kiệm được nhiều. Chúng tôi không có nhà, chúng tôi đã bán xe của mình. Tài sản duy nhất mà chúng tôi có chính là nhà cũ của bố mẹ tôi.

Ngày sau khi vợ qua đời, tôi đến bệnh viện điền vào giấy tờ. Sau đó, đến nhà hỏa táng để mang tro cốt về. Có khoảng 10 người khác ở đó. Tôi quyết định quay về quê và không trở lại Hoàng Cương nữa. Tôi có thể ngủ được. Tôi nằm thao thức trước khi chìm vào giấc ngủ. Tôi có thể đặt nỗi đau này vào đâu. Hiện tại vẫn còn đang là Tết Nguyên Đán nhưng gia đình tôi lại lạnh lẽo và không vui. Hàng xóm tôi đều rất sợ và hầu như ai nấy đều trốn trong nhà mình. Con gái tôi còn quá nhỏ để hiểu chuyện gì đang xảy ra. Thỉnh thoảng con bé hỏi mẹ đi đâu và tôi không biết phải nói gì.

(Weng Qiuqiu và Chen Yong là bút danh. Câu chuyện đã được Sixthtone biên tập và được đăng tải trên trang ngày 30/1).

(Nguồn: Sixthtone)

Theo Jia You

Helino

Trở lên trên