Hiện tượng chuyển giá bóp nghẹt doanh nghiệp nội
Hiện tượng chuyển giá ngày càng nhức nhối bởi nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài tại Việt Nam đang dần bóp nghẹt nền sản xuất trong nước.
- 14-12-2012DN nước ngoài “chuyển giá”: 5 câu hỏi dành cho ngành thuế
- 06-12-2012Coca-Cola Việt Nam có dấu hiệu "chuyển giá"?
Không biết báo nhiêu nghìn tỉ đồng ngân sách bị thất thoát từ hàng loạt vụ nghi án chuyển giá của các tên tuổi ngoại quốc như Coca cola, Pepsi, Metro Cash and Carry, Adidas hay mới nhất là thương hiệu của toà nhà cao nhất Việt Nam Keangnam.
Và cũng không biết bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực nước giải khát, phân phối, quần áo thể thao và bất động sản sẽ phải rời bỏ thị trường vì chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh của các đại gia “giàu mà không chịu đóng thuế”. Hiện tượng chuyển giá ngày càng nhức nhối tại Việt Nam đang dần bóp nghẹt nền sản xuất trong nước.
Tại các siêu thị, rất khó để tìm thấy thương hiệu nước giải khát thuần Việt. Những thương hiệu Việt như Chương Dương, Tribeco… không dễ cạnh tranh ngay cả trong cuộc chiến trên quầy kệ tại các siêu thị. trong khi đó, chiếm diện tích lớn, ở vị trí mặt tiền trong tầm tay nhất… không khó hiểu khi Coca Cola và Pepsi chiếm đến hơn 80% thị phần nước giải khát tại Việt Nam. Để có vị trí thống lĩnh này là không biết bao nhiêu trăm tỷ đồng đã được chi cho quảng cáo, khuyến mại, tài trợ… Số tiền được cho là có được từ nghi án chuyển giá, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp của các đại gia ngoại quốc.
Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên: “25% của hàng nghìn tỷ đồng là con số vô cùng lớn nếu các DN thực hiện chuyển giá. Không nộp thuế, các doanh nghiệp sẽ giảm giá, tăng quảng cáo, làm biến mất toàn bộ đối thủ… Điều đó là không công bằng. Doanh nghiệp nội địa phải làm nghĩa vụ, còn họ thì không”.
Chiến lược thôn tính thị trường được bắt đầu từ việc các công ty đa quốc gia hạ giá bán sản phẩm, khiến doanh nghiệp nội không thể cạnh tranh được trong một thời gian dài. Theo cách này, nhiều ngành sản xuất trong nước có thể bị bóp nghẹt. Ở góc độ khác, người tiêu dùng chỉ được hưởng giá thấp trong một thời gian, rồi lại chịu hậu quả của sự độc quyền sau đó.
Tiến sĩ Trần Ngọc Thơ, Chuyên gia kinh tế cho rằng: “Sự cạnh tranh bất cân xứng như vậy khiến một thời gian dài các doanh nghiệp nội không tồn tại được. Sau này nếu người tiêu dùng có ý thức tiêu thụ sản phẩm trong nước, sẽ không còn cơ hội. Người tiêu dùng phải gánh chịu hậu quả độc quyền này khi họ giảm giá, giảm chất lượng…”.
Không lâu nữa, chuỗi cửa hàng café Star Bucks của Mỹ sẽ đổ bộ vào Việt Nam. Vị chủ tịch của thương hiệu chuỗi café Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ không thể không đau đầu khi Star Bucks đang tai tiếng với vụ chuyển giá trốn thuế đình đám tại Anh quốc. Cuộc chiến trên sân nhà sẽ là cuộc chiến sinh tử, chừng nào các thủ đoạn trốn thuế tinh vi vẫn là vũ khí của đối thủ ngoại.
Theo Minh Hường - Quang Huy
VTV