"Quái vật" nặng 5.000 tấn, dài 145m mới xuất hiện giúp nước cạnh Việt Nam lập thêm kỷ lục ấn tượng
Trung Quốc chế tạo máy đào hầm lớn nhất thế giới.
- 02-11-2024iPhone có tính năng ghi âm cuộc gọi, người dùng Việt thất vọng: "Khác gì đánh động luôn cho bọn lừa đảo"
- 02-11-2024Cảnh báo rủi ro giao dịch trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
- 02-11-2024Google đưa Google Maps lên tầm cao mới bằng sức mạnh trí tuệ nhân tạo Gemini
Theo Interesting Engineering, Trung Quốc đã hoàn thành sản xuất máy đào hầm (TBM) lớn nhất với trọng lượng khoảng 5.000 tấn, dài 145 mét, đường kính khoảng 16,64 mét, đường kính đầu cắt tương đương tòa nhà 5–6 tầng.
Cố máy được sản xuất tại tỉnh Hồ Nam với hợp tác giữa Tập đoàn Công nghiệp Nặng Đường sắt Trung Quốc (CRCHI) và China Railway 14th Bureau Group. Cỗ máy TBM này sẽ phục vụ xây dựng đường hầm cao tốc dưới nước dài nhất thế giới, chạy ngầm dưới sông Dương Tử tại Giang Tô, nối liền Nam Thông và Tô Châu (Trung Quốc), Global Times cho biết.
Đường hầm là một phần của tuyến cao tốc dài 39km, dự kiến hoàn thành năm 2028, bao gồm đoạn dài 11,2km ngầm dưới sông Dương Tử với độ sâu tối đa 75 mét. Theo ông You Shaoqiang, kỹ sư trưởng dự án tại Tổng cục Đường sắt Trung Quốc số 14 (CR14G), tuyến đường này gặp thách thức lớn từ nguồn nước ngầm, đất mềm và bùn, khiến việc đào thủ công không khả thi.
Máy TBM tiên tiến này sẽ di chuyển với tốc độ khoảng 12–16 mét mỗi ngày, dự kiến hoàn thành trong 2,5 năm. Vì đường hầm gần cửa sông, độ chính xác của việc đào phải nằm trong phạm vi 1 cm để đảm bảo an toàn cho các đập sông. Ông Zhao Hui, Chủ tịch CRCHI, nhấn mạnh sự phát triển này là một bước tiến lớn trong công nghiệp hóa công nghệ đào hầm lớn, đường kính 16 mét tại Trung Quốc.
Nhóm kỹ sư đã mất hơn hai năm phát triển TBM mới này với khả năng xử lý tự động thông qua cơ sở dữ liệu ghi lại các sự cố đào trước đây, giúp cung cấp gợi ý kịp thời cho người vận hành. TBM còn được thiết kế để hoạt động trong các vùng đứt gãy phức tạp và chịu được các dòng bùn hoặc nước đột ngột. Đầu cắt rỗng của máy giúp điều hướng qua địa chất khó khăn, còn chế độ kép cho phép khoan và nổ đồng thời, cải thiện tốc độ và hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Thanh Hoa cũng nhận thấy tiềm năng ứng dụng rộng rãi của TBM trong các dự án bảo tồn nước, thủy điện, khai thác mỏ, và cơ sở hạ tầng, giúp đưa Trung Quốc dẫn đầu về công nghệ đào hầm tiên tiến. Kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu suất của đầu cắt rỗng có thể tăng 30% sau khi xử lý nứt trong điều kiện đá cứng.
Cùng với đó, trang People’s Daily cho biết, máy đào hầm (TBM) của Trung Quốc hiện được trang bị các hệ thống thông minh, ứng dụng công nghệ 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống định vị vệ tinh BeiDou. Một bước tiến quan trọng là việc ra mắt máy đào hầm với khả năng phân tích và quyết định tự động. Theo đó, cỗ máy TBM được trang bị các thiết bị thông minh, thu thập và phân tích dữ liệu theo thời gian thực để hỗ trợ khoan. Cỗ máy TBM hiện đại của Trung Quốc còn nổi bật với hệ thống tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tiêu thụ điện năng.
Nhịp sống thị trường