MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tiểu gia mì gói: Xấu phải biết phấn đấu

26-06-2013 - 14:19 PM |

Nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn bám trụ và sống tốt trước sức ép của doanh nghiệp lớn.

Năm 2008, hai đại gia mì ăn liền Vina Acecook (sản phẩm chủ lực Hảo Hảo) và Asia Foods (Gấu Đỏ) cùng nhau thống trị thị trường với 66% tổng thị phần. Lúc này, cái tên mới toanh trên thị trường là Omachi của Masan Food mới chỉ chiếm 1,6% thị phần.

Sau bốn năm, theo thống kê của Euromonitor, Masan đã vươn lên thành một thế lực mới của thị trường, chiếm 16,5% thị phần, vượt qua Asia Foods lên vị trí thứ 2. Tuy nhiên, thị phần của Acecook và Asia Foods chỉ mất đi có 2%. Điều đó cho thấy, trong sự tăng trưởng phi mã của Masan, các doanh nghiệp nhỏ đã bị mất mát thị phần nhiều nhất.

Đến cuối năm 2012, ba ông lớn trên chiếm đến 80% thị phần. Hàng chục doanh nghiệp khác chia nhau phần còn lại. Những công ty lớn nhất ngoài nhóm “tam đại gia” có thể kể đến như Vifon, Saigon Ve wong (Aone), Colusa-Miliket, chiếm từ 2-5% thị phần.

Mặc dù đã hoạt động vài chục năm trên thị trường, có thương hiệu tốt nhưng nhóm này vẫn đang phải bươn trải để có thể tồn tại được trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Thị phần của những công ty lớn nhất trong số những công ty nhỏ

Vifon là doanh nghiệp lớn nhất trong số các “tiểu gia”, doanh thu hàng nghìn tỷ nhưng lợi nhuận của Vifon trong 2 năm vừa qua chỉ mức 8 tỷ đồng, bằng 1/5 hai năm trước đó và thua xa so với Colusa-Miliket hay Ve Wong.

Trong sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường mì, công ty đang đầu tư mạnh vào phân khúc sản phẩm gạo ăn liền (bún, phở).

Colusa-Miliket với sản phẩm nổi tiếng nhất là mì 2 tôm vỏ giấy được cho là “xấu nhất thị trường”. Nhưng trong số những sản phẩm mì gói rẻ nhất thị trường, Miliket vẫn là một tên tuổi lớn.

Doanh thu thua kém Vifon, Saigon Ve Wong nhưng lợi nhuận thì lại vượt trội. Từ năm 2008-2011, hoạt động kinh doanh của công ty luôn tăng trưởng mạnh mẽ: doanh thu tăng 3 lần, lợi nhuận tăng 4 lần.

Về mức tuyệt đối, lợi nhuận của Colusa-Miliket có thể chưa cao, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ (ROE) xấp xỉ 30% thì không nhỏ chút nào. Điều đó cho thấy tuy xấu nhưng biết phấn đấu vẫn có thể làm nên chuyện.

Tuy vậy, về lâu dài, quy mô vốn nhỏ sẽ gặp nhiều bất lợi khi phải đấu dài hơi với các ông lớn. Năm 2012, doanh thu và lợi nhuận của Colusa-Miliketđều sụt giảm. Đây cũng là năm Miliket phải đương đầu với sản phẩm mì giá rẻ Kokomi của Masan; Kokomi có giá bán tương đương nhưng mẫu mã đẹp hơn.

Sự thành công của Kokomi đã tác động trực tiếp đến các đối thủ cùng phân khúc. Điều này đặt ra các doanh nghiệp nhỏ phải tìm hướng đi mới để tránh đối đầu trực tiếp với những đối thủ lớn hơn mình hàng chục lần như xuất khẩu hay đổi hướng sản phẩm.

Trước khi chững lại trong năm 2012, Miliket đã tăng trưởng mạnh trong những năm trước

KAL

duchai

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên