Câu chuyện phía sau những chiếc cầu thang thoát hiểm - biểu tượng nổi tiếng của New York
Chiếc cầu thang bên ngoài chung cư cao tầng từ lâu đã trở thành biểu tượng của thành phố New York, vậy nguồn gốc ra đời của nó bắt đầu từ đâu?
Nói đến thành phố New York, Quảng trường Thời đại, Tượng Nữ thần Tự do đều được coi là những biểu tượng vô cùng nổi tiếng tại thành phố này. Tuy nhiên, với người dân sinh sống tại New York, thứ quen thuộc với họ hơn cả là những chiếc thang thoát hiểm bên ngoài các tòa chung cư trong thành phố.
Mặc dù là đặc điểm của thành phố New York nhưng thực chất những chiếc cầu thang thoát hiểm khi hỏa hoạn thực chất được cho là xuất hiện phổ biến lần đầu tiên tại London (Anh) vào những năm 1700. Vào thời điểm những năm 1700, London ghi nhận số lượng dân số gia tăng ở các khu vực đô thị hóa do Cách mạng Công nghiệp. Khi các công nhân ngày càng đổ nhiều về London mưu sinh, thành phố này đã phải đối mặt với việc ngày càng nhiều các tòa nhà cao tầng mọc lên.
Để ngăn chặn những trận hỏa hoạn kinh hoàng gây thiệt hại về người tại các khu chung cư, các nhà phát minh người Anh đã tạo ra một số phiên bản đầu tiên của lối thoát hiểm. Những phát minh này hiếm khi được sử dụng và cách nhanh nhất để thoát khỏi đám cháy vẫn là đi cầu thang bộ (thời điểm đó được làm bằng gỗ) hoặc lên sân thượng. Do đó, việc sử dụng cầu thang bộ được làm bằng hợp kim kim loại đã chính thức ra đời, mặc dù nó chưa được sử dụng rộng rãi tại Anh vào thời điểm đó.
Tại New York, mặc dù cầu thang thoát hiểm là hình ảnh mang tính biểu tượng của thành phố này nhưng ít ai biết được rằng những chiếc cầu thang thoát hiểm mới chỉ bắt đầu trở nên phổ biến tại đây từ những năm 1860 và có nguồn gốc đến từ vụ hỏa hoạn tồi tệ xảy ra ở một tòa chung cư của thành phố.
Vụ hỏa hoạn kinh hoàng
Vào ngày 02/02/1860, một trận hỏa hoạn khủng khiếp đã bùng tại khu chung cư nằm ở số 142 Phố Elm (ngày nay là Phố Lafayette, phía bắc Phố Howard ở SoHo, New York, Mỹ). Theo The New York Times, vụ hỏa hoạn bắt nguồn từ tiệm bánh nằm dưới tầng hầm của khu chung cư.
Vào thời điểm đó, tòa nhà này có tới 24 gia đình sinh sống. Ngay sau khi vụ hỏa hoạn xảy, lính cứu hỏa đã được điều động đến hiện trường. Tuy nhiên, vì thang của lực lượng cứu hỏa không thể vươn tới tầng 4, nhiệm vụ cứu người bên trong tòa nhà đã gặp nhiều khó khăn khiến cho 10 người tử vong, trong đó đều là phụ nữ và trẻ em.
Mặc dù không phải là hỏa hoạn kinh hoàng nhất tại thành phố New York nhưng vụ việc đặc biệt này đã được báo chí đưa tin rầm rộ và làm dấy lên làn sóng phản đối kịch liệt của công chúng, yêu cầu chính quyền địa phương cần cải cách xây dựng.
Đạo luật "lối thoát hiểm"
Hai tháng sau vụ hỏa hoạn, đạo luật thoát hiểm và an toàn phòng cháy chữa cháy đầu tiên của Thành phố New York được thông qua. Theo đó, đạo luật này đòi hỏi ngoài việc đặt ra các tiêu chuẩn về lối thoát hiểm hỏa hoạn cho mỗi dãy phòng và một lối thoát hiểm từ phía cửa sổ cho từng phòng. Những lối thoát hiểm này bắt buộc phải được làm bằng sắt, đá và gỗ. Những yêu cầu này đặc biệt hướng đến các tòa nhà cao trên 4 tầng, có nhiều hơn 8 hộ gia đình sinh sống.
Sau này, đạo luật về lối thoát hiểm của các tòa nhà tại New York cũng đã nhiều lần được bổ sung và sửa đổi. Đến thời điểm này, hầu hết các thang thoát hiểm tại New York đều có mã riêng để kiểm soát và có tuổi đời ít nhất là 50 năm, một số thang thậm chí cũng đã hơn 100 tuổi.
Nguồn: Citysignal
Phụ nữ mới