MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Câu chuyện về mít: Ăn mít có nóng không, có tác dụng giảm cân, phòng ung thư như lời đồn?

02-07-2019 - 18:22 PM | Sống

Mít là loại quả "đặc sản" của mùa hè, có vị thơm ngon nên được rất nhiều người yêu thích. Nhưng mít có thực sự gây nóng khi ăn hay không đến nay vẫn là đề tài gây tranh cãi của nhiều người.

Thêm vào đó, múi mít có chứa nhiều vitamin C, A, canxi, kali, magiê và nhiều chất dinh dưỡng khác nên có thông tin cho rằng ăn mít thường xuyên sẽ giúp cơ thể chống lại ung thư, giảm cân, đẹp da…

Vậy sự thật là gì? Hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng giải đáp về những câu hỏi này.

Ăn mít nóng hay không nóng?

Nói về quan niệm dân gian cho rằng mít thường gây nóng sau khi ăn, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm – trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, cho biết đây là một quan niệm đúng.

Câu chuyện về mít: Ăn mít có nóng không, có tác dụng giảm cân, phòng ung thư như lời đồn? - Ảnh 1.
Câu chuyện về mít: Ăn mít có nóng không, có tác dụng giảm cân, phòng ung thư như lời đồn? - Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: "Tuy nhiên, hoa quả thì không có khái niệm nóng lạnh, không phải múi mít có nhiệt độ cao, cho vào miệng là có cảm giác nóng mà loại quả này chứa rất nhiều đường, khi ăn vào cơ thể thì đường nhanh chóng đi vào máu và biến thành năng lượng, từ đó sinh ra nhiệt, làm cho người ăn cảm thấy nóng bức."


Cũng theo vị PGS này, hoa quả càng ngọt, càng chứa nồng độ đường cao thì càng gây nóng. Trong mùa hè chúng ta cần hạn chế ăn dứa, vải, đu đủ, xoài…

Mít có tác dụng giảm cân, ngừa ung thư thật không?

Mít là loại quả có hương vị thơm ngon, chứa vitamin, chất khoáng và nhiều dinh dưỡng khác. Tuy nhiên nói về tác dụng chống ung thư của mít, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định: "Toàn bịa! Hiện tại chưa hề có nghiên cứu về việc mít chống ung thư. Hiện nay người ta đã nói rất nhiều về các thuốc chống ung thư nhưng đây là thông tin không chính xác, cũng có một số chất sinh học có khả năng kìm hãm tế bào ung thư phát triển nhưng trong thực tế thì không có tác dụng như mong đợi…".

PGS Thịnh cho biết thêm rằng, trong múi mít có vitamin C nhưng lại không chứa nhiều chất chống oxy hóa, chính vì thế thông tin mít chống ung thư hoàn toàn không chính xác.

Thêm vào đó, mít cũng không hề có tác dụng giảm cân vì thực tế loại quả này chứa nhiều đường, ăn vào chỉ càng thêm tích mỡ. Nếu muốn giảm cân, bạn nên ăn rau củ hoặc những loại quả có vị chua, ít đường.

Câu chuyện về mít: Ăn mít có nóng không, có tác dụng giảm cân, phòng ung thư như lời đồn? - Ảnh 3.

Những đối tượng không nên ăn mít

Theo PGS Thịnh, mít là loại quả tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có một số đối tượng cần tránh ăn kẻo gây hại cho sức khỏe:

- Trẻ em, người bị mẫn cảm về da: Ăn mít nhiều sẽ gây ra nóng từ đó dẫn đến các bệnh về da như rôm sảy, nếu không biết cách vệ sinh sạch sẽ thì có thể gây ra hiện tượng mọc mụn, nhọt.

- Người có thân nhiệt cao: Những người bị nóng trong thì không nên ăn nhiều mít vì sẽ gây ra cảm giác bức xúc, khó chịu…

- Người mắc bệnh tiểu đường: Nhóm người tiểu đường cũng không nên ăn mít vì trong loại quả này có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza. Khi ăn vào sẽ dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.

- Béo phì: Người béo phì phần lớn có khả năng tổng hợp đường thành mỡ rất nhanh, chính vì thế ăn nhiều loại quả chứa đường như mít sẽ gây ra tình trạng tích mỡ trong màng bụng khiến mạch máu lưu thông kém.

- Bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu cao: Cũng bởi lượng đường trong mít rất cao nên không hề tốt cho gan, thậm chí còn gây nóng trong người . Người bị gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu nên cẩn thận khi ăn loại quả khó tiêu, nhiều năng lượng như mít.

Câu chuyện về mít: Ăn mít có nóng không, có tác dụng giảm cân, phòng ung thư như lời đồn? - Ảnh 4.

Ăn mít như thế nào để tốt cho sức khỏe?

- Khi ăn mít, bạn nên nhớ chỉ ăn với liều lượng vừa phải kẻo ăn nhiều sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu.

- Tốt nhất nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng.

- Khi ăn mít cần nhai kỹ và lưu ý tránh ăn vào buổi chiều tối.

- Nên ăn mít kèm một số loại quả chín khác để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Theo Đỗ Hiền

Helino

Trở lên trên