MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Câu nói "đanh thép" từ ông Putin khiến phương Tây e ngại: Kiev sốt ruột nhưng chẳng thể làm gì?

02-09-2024 - 11:11 AM | Tài chính quốc tế

Đối với tình hình căng thẳng trên mặt trận Kursk hiện nay, các quan chức phương Tây lo ngại nếu vượt quá giới hạn mà Nga đã đề ra.

Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Mỹ và các nước phương Tây đã cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí, trang bị tiên tiến, bất chấp cảnh báo của Nga, đồng thời cũng chia sẻ cho Kiev một lượng lớn manh mối tình báo và hỗ trợ tài chính.

Tuy nhiên, với sự bùng nổ gần đây trên chiến trường Kursk, ông Putin đã trở nên nghiêm túc hơn. Trong khi đó, thái độ của Mỹ và phương Tây đối với Ukraine đang có những thay đổi quan trọng.

Quyết định của ông Putin

Ngày 24/8, tờ Welt am Sonntag (Đức) đưa tin khi xem xét yêu cầu của Ukraine về việc "EU gửi quân đến Ukraine để tiến hành tập trận chung", cơ quan ngoại giao của EU cho rằng một khi gửi quân đến Ukraine thì rất có thể sẽ bị kéo vào cuộc chiến, "Nga có thể coi sự hiện diện quân sự của EU trên lãnh thổ Ukraine là một hành động khiêu khích".

Chia sẻ với báo giới, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết, Tổng thống Vladimir Putin đã quyết định phản ứng mạnh mẽ trước cuộc tấn công của Ukraine vào khu vực Kursk: "Nhiều người sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc vì những gì đã xảy ra ở vùng Kursk".

Theo trang Sohu (Trung Quốc), phát ngôn của đại sứ Nga tại Mỹ cho thấy phản ứng sắp tới của ông Putin có thể không chỉ giới hạn ở Ukraine, mà các nước ủng hộ Ukraine cũng sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt nghiêm khắc.

Thông tin tình báo mới nhất từ Mỹ cho thấy Nga sắp tiến hành một chiến dịch ném bom quy mô lớn nhằm vào Ukraine trong vài ngày tới. Vì mục đích này, Đại sứ quán Mỹ đã yêu cầu người Mỹ ở Ukraine chú ý đến sự an toàn cá nhân của họ.

Trong vòng một ngày 24/8, Không quân Nga đã thực hiện các vụ đánh bom dữ dội vào lực lượng dự bị của Lực lượng Vũ trang Ukraine nằm ở 15 khu định cư ở vùng Sumy của Ukraine, dẫn đến các Lữ đoàn cơ giới số 41, 54, 61, Lữ đoàn không quân 82, 103, 106, 119 và Lữ đoàn phòng thủ mặt đất 129, Lữ đoàn vệ binh quốc gia số 1 và 17 bị tổn thất đáng kể về nhân sự và trang bị.

Trang Sohu nhận định, đây có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến EU không dám đưa quân tới Ukraine. Cơ quan ngoại giao EU tin rằng Ukraine thiếu nghiêm trọng các hệ thống phòng không và không có khả năng bảo vệ các khu huấn luyện trước các cuộc không kích của Nga.

Thái độ thay đổi của EU, Mỹ

Gần 3 tuần kể từ khi Ukraine bắt đầu chiến dịch tại vùng Kursk của Nga, Washington Post dẫn lời quan chức Mỹ cho biết, chính quyền ông Biden vẫn chưa hiểu hết mục đích của lực lượng vũ trang Ukraine khi họ tấn công khu vực này và không tin tưởng vào chiến lược mà ông Zelensky lựa chọn trong bối cảnh tình hình hiện nay.

Sau cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Ukraine vào khu vực Kursk, chính phủ Mỹ đang nghiêm túc thảo luận về việc điều chỉnh kế hoạch hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin, Mỹ đã bác bỏ kế hoạch chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine.

Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Helsingin Sanomat (Phần Lan) rằng Mỹ không có kế hoạch chuyển máy bay chiến đấu F-16 của mình sang Ukraine trong tương lai gần.

Cách đây không lâu, Đức tuyên bố sẽ cắt giảm một nửa nguồn tài trợ cho Ukraine vào năm 2025. Sohu cho rằng, các nước phương Tây thay đổi thái độ vào thời điểm quyết định do nhìn thấy việc đặt cược tất cả vào Kursk không mang lại nhiều lợi ích. Ông Zelensky đã trở nên lo lắng và công khai kêu gọi hỗ trợ quân sự ngay lập tức.

Tổng thống Ukraine cảm thấy rất thất vọng khi nói: "Việc giao hàng đúng hẹn là quan trọng. Một số kế hoạch hỗ trợ quân sự đã được công bố và thông qua, nhưng chưa được giao cho Ukraine".

Tổng thống Zelensky cũng nhấn mạnh rằng: "Kiev cần vũ khí, không phải là sự hứa hẹn", vì "lực lượng tại tuyến đầu đang chiến đấu với đạn pháo và trang bị, chứ không phải với những ngôn từ như 'ngày mai' hay 'sắp tới'".

Theo Phước Hải

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên