Câu văn nổi tiếng bỗng gây tranh cãi, phụ huynh nói: Ở nông thôn bao năm, chưa từng thấy cảnh như văn miêu tả
Hiện bài tập này vẫn thu hút nhiều ý kiến tranh luận.
- 05-01-2024Đề Văn thi HSG quốc gia 2024 đang HOT: "Chia sẻ trải nghiệm lên MXH có nên là cách khẳng định giá trị của người trẻ?"
- 23-12-2023Bài kiểm tra Ngữ Văn khiến giáo viên “áp lực”, nhưng dân tình tranh cãi 1 chi tiết: Cóc hay cáo mới đúng?
- 15-10-2023Cậu bé cấp 1 viết văn kể chuyện... ăn trộm tiền của ông nội, câu văn cuối bài khiến giáo viên phải phê: Cô bật khóc ngay lập tức
Mới đây, một bài tập điền từ của học sinh lớp 3 trở thành tâm điểm tranh luận trên mạng xã hội. Được biết, đề bài yêu cầu điền những từ chỉ đặc điểm đã cho vào chỗ trống thích hợp trong các câu văn:
"Một vầng trăng... to và đỏ từ từ hiện lên ở chân trời sau rặng tre... ở một ngôi làng xa". Câu tiếp theo: "Ánh trăng..., chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường...". Các từ cho sẵn là: Trắng xóa, trong, tròn, đen.
Ngoài lời khen các câu văn đầy hình ảnh, gợi trí tưởng tượng cho học sinh thì trên mạng xã hội, có ý kiến cho rằng, những dữ liệu đã cho không phù hợp để điền vào các câu cho sẵn. Một số người đưa đáp án: "Một vầng trăng tròn, to và đỏ từ từ hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen ở một ngôi làng xa.
Ánh trăng trong, chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá".
Cũng có phụ huynh đề xuất: "Mình nghĩ dùng từ "tròn" hay "trong" sau từ "vầng trăng" đều được. Thường thì mọi người sẽ nghĩ tới từ "tròn", nhưng sau thấy từ "trong" cũng hợp lý. Lũy tre "đen" cũng được, nhưng "đen thẫm" thì rõ hơn".
Tuy nhiên, không ít người phản biện, trong đó có một dịch giả, cho rằng: Dù đã lớn lên ở nông thôn qua bao mùa trăng, chị vẫn chưa từng thấy đêm trăng nào mà ánh trăng làm cho con đường "đen", hoặc con đường "tròn", hoặc con đường "trong". Còn "trắng xóa" thì chỉ con đường bị phủ tuyết mới có thể "trắng xóa" được.
Người phản ánh sau đó đã tìm thấy hai câu văn này trong tác phẩm "Đêm sáng trăng" của nhà văn Thạch Lam. Tuy nhiên, chị cho biết vẫn giữ nguyên ý kiến của mình rằng bài tập này cho học sinh lớp 3 là quá khó. Và "ai thích thì thích, tôi không thích từ "trắng xoá" mà tác giả dùng để tả con đường có ánh trăng soi".
Đồng thời chị nói thêm: "Mình thấy ngắt chúng ra khỏi các đoạn văn của nguyên tác và cho trẻ mới biết chữ điền từ như thế này là không thích hợp cho lắm. Cháu của mình kêu khó, không làm được và cũng không thấy hay. Nhiều người lớn cũng không thấy hay".
Được biết, nguyên văn của hai câu văn trên được trích từ hai đoạn trong truyện ngắn "Đêm sáng trăng" của nhà văn Thạch Lam:
- Câu 1 trong đoạn sau: "Một vầng trăng... to và đỏ từ từ hiện lên ở chân trời sau rặng tre... ở một ngôi làng xa" trích trong đoạn: "Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát".
- Câu 2 trong đoạn sau: Ánh trăng..., chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường..." được trích trong đoạn: "Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bấy giờ trong thăm thẳm và cao; mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc, du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên nhành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa".
Đây là truyện ngắn kể về mối tình lãng mạn nhưng đầy ngang trái của đôi thanh thiếu niên Việt Nam vào cuối thập niên ba mươi của thế kỷ trước: Mai - một cô gái nông thôn mới 16 tuổi, và Tuân, một anh học trò mới vừa chập chững bước vào tuổi trưởng thành.
Hiện bài tập này vẫn thu hút nhiều ý kiến tranh luận.
Phụ nữ số