MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO Brand Finance châu Á – Thái Bình Dương: Sự tăng trưởng giá trị thương hiệu Việt Nam phần lớn đến từ yếu tố kinh tế

CEO Brand Finance châu Á – Thái Bình Dương: Sự tăng trưởng giá trị thương hiệu Việt Nam phần lớn đến từ yếu tố kinh tế

Ông Samir Dixit, CEO Brand Finance châu Á – Thái Bình Dương nhận định trong cuộc trò chuyện với Trí Thức Trẻ.

Mới đây, báo cáo Thương hiệu Quốc gia Nation Brand của Brand Finance đã nâng hạng giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam lên tới 9 bậc trong năm 2020. Brand Finance nhận định, bất chấp xu hướng giảm giá trị thương hiệu quốc gia trên toàn cầu, thương hiệu quốc gia Việt Nam đã tăng giá trị tới 29% lên 319 tỷ USD - một con số ấn tượng. Việt Nam đã tăng hạng 9 bậc so với năm trước lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới do Brand Finance xếp hạng.

CEO Brand Finance châu Á – Thái Bình Dương: Sự tăng trưởng giá trị thương hiệu Việt Nam phần lớn đến từ yếu tố kinh tế - Ảnh 1.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã tăng giá trị tới 29% lên 319 tỷ USD

Trao đổi với Trí Thức Trẻ, ông Samir Dixit, CEO Brand Finance châu Á – Thái Bình Dương đã lý giải kết quả này của Việt Nam như sau.

Thứ nhất, ông Dixit nhấn mạnh rằng, Việt Nam không chỉ là thương hiệu phát triển nhanh nhất (về tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu, 29%), mà còn là thương hiệu ASEAN duy nhất có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu dương vào năm 2020. 

CEO Brand Finance châu Á – Thái Bình Dương: Sự tăng trưởng giá trị thương hiệu Việt Nam phần lớn đến từ yếu tố kinh tế - Ảnh 2.

Việt Nam là thương hiệu ASEAN duy nhất có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu dương vào năm 2020

Thứ hai, sự tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia được đóng góp bởi 3 yếu tố chính: bản thân thương hiệu, các yếu tố tăng trưởng liên quan đến kinh tế - doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài. 

CEO Brand Finance châu Á – Thái Bình Dương: Sự tăng trưởng giá trị thương hiệu Việt Nam phần lớn đến từ yếu tố kinh tế - Ảnh 3.

Ông Samir Dixit, CEO Brand Finance châu Á – Thái Bình Dương

Theo CEO này, sự tăng trưởng giá trị thương hiệu Việt Nam phần lớn được thúc đẩy bởi các yếu tố kinh tế và các yếu tố bên ngoài chứ không phải do việc quản trị thương hiệu làm tăng giá trị thương hiệu quốc gia. Việt Nam đã nổi lên như một thiên đường sản xuất của Đông Nam Á, dường như đóng góp phần lớn vào sự gia tăng giá trị. 

Để có thể tận dụng lợi thế này vào việc phục hồi nền kinh tế trong năm 2021, theo chuyên gia này, Việt Nam cần hiểu các động lực cơ bản của giá trị thương hiệu quốc gia. 

"Hãy tận dụng cơ hội và thời gian này để bắt đầu xây dựng năng lực cạnh tranh và thương hiệu cho các công ty Việt Nam thông qua việc tập trung mạnh hơn vào chương trình “Việt Nam Value” và đo lường cách chương trình đóng góp vào giá trị thương hiệu quốc gia. Việt Nam cũng nên ngăn chặn việc một số thương hiệu mạnh bị các công ty đa quốc gia thâu tóm vì điều đó sẽ làm giảm đáng kể khả năng phủ sóng của các thương hiệu Việt Nam trên trường toàn cầu và khu vực. Đặc biệt, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện sức mạnh thương hiệu và sức mạnh mềm" - ông Samir Dixit nhấn mạnh.

Thái Quỳnh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên