CEO Got It Hùng Trần giới thiệu ứng dụng 'Giúp tôi!' hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, không chỉ các doanh nghiệp nhà nước, Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia còn có sự tham gia chung tay của nhiều doanh nghiệp, đơn cử như sự đóng góp của một trong những startup Việt thành công ở Thung lũng Silicon (Mỹ) - công ty Got It! Việt Nam.
- 10-08-2021Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lý giải nguyên nhân Vingroup xuất hiện nhiều nữ tướng từ VinBioCare, VinES đến VinAI, VinFast...
- 10-08-2021Tin vui: Một công ty Ấn Độ ký thỏa thuận với Nanogen để chuyển giao công nghệ, sản xuất và phân phối vắc xin Covid-19 Nanocovax
- 18-07-2021Một nền tảng tư vấn miễn phí cho người cần trợ giúp trong Covid-19 sắp được ra mắt
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, 18 nền tảng số đã phục vụ cho tất cả các khâu chống dịch
Mới đây, Bộ TT&TT và Bộ Y tế đồng tổ chức ra mắt Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) và ra mắt Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia (Trung tâm Công nghệ) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Trung tâm Công nghệ đã phát triển và cung cấp khoảng 20 nền tảng công nghệ dùng chung, áp dụng thống nhất trên toàn quốc, đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ y tế trong phòng, chống dịch. Trong đó có: khai báo y tế, kiểm soát vào ra các địa điểm công cộng, truy vết, xét nghiệm, tiêm chủng, giám sát cách ly, đo lường mức độ giãn cách xã hội và các nghiệp vụ khác theo yêu cầu thực tiễn phát sinh.
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, gần 1.500 tỷ thiết bị phần cứng được các doanh nghiệp tập trung về cho Trung tâm, gần 1.000 người làm việc miễn phí cho Trung tâm, 18 doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam cung cấp hạ tầng và phát triển các nền tảng số chống dịch, 18 nền tảng số đã đưa vào khai thác, phục vụ cho tất cả các khâu chống dịch,
Từ Sổ sức khỏe điện tử, tới nhập cảnh, tới khai báo y tế, truy vết, cách ly, xét nghiệm, tiêm chủng, giám sát giãn cách xã hội, tư vấn hỗ trợ người bệnh, hỗ trợ người dân gặp khó khăn, cơ sở dữ liệu về người cao tuổi cần được ưu tiên tiêm vắc xin, cơ sở dữ liệu về những người vô gia cư, không giấy tùy thân cần trợ giúp...
Mỗi ngày Trung tâm đang phục vụ 20 triệu người và tiến tới khi tất cả các tỉnh dùng thì sẽ là 100 triệu người.
Theo Bộ trưởng TTTT, việc Trung tâm có thể phát triển nhanh, lớn và hiệu quả như vậy không chỉ nhờ quyết tâm chính trị từ cấp cao nhất mà còn là nhờ sự đóng góp không nhỏ của những doanh nghiệp Việt Nam.
Startup Việt thành công ở Thung lũng Silicon (Mỹ) cũng chung tay góp sức
Không chỉ các doanh nghiệp nhà nước, Trung tâm còn có sự tham gia chung tay của nhiều doanh nghiệp khác như: BKAV, CMC hay gần đây là Sovico. Ngoài ra, phải kể đến sự đóng góp của một trong những startup Việt thành công ở Thung lũng Silicon (Mỹ) - Công ty Got It! Việt Nam.
Được khởi xướng bởi liên minh 4 đơn vị gồm: Công ty STEAM for Việt Nam, Công ty Kompa Group, Công ty Filum và Công ty Got It! Việt Nam, ứng dụng "Giúp tôi!" - nền tảng kết nối cộng đồng hoàn toàn miễn phí với mục đích chung tay hỗ trợ người dân Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đã được giới thiệu đến Thủ tướng và Bộ trưởng TTTT và Bộ trưởng Y tế trong buổi công bố.
Ngoài ra, dự án còn nhận được sự tham gia hỗ trợ từ phía Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), đơn vị khởi xướng thành lập Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Theo đó, mỗi khi người dùng có yêu cầu tư vấn có thể gửi thẳng yêu cầu lên nền tảng "Giúp tôi!" từ điện thoại thông minh, hệ thống sẽ tìm một chuyên gia y tế phù hợp tức thì và kết nối với người dùng. Bác sĩ và người dùng có thể trao đổi với nhau qua chat hoặc cuộc gọi video trong khoảng thời gian 15 phút.
Đại diện dự án "Giúp tôi!" giới thiệu về nền tảng với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ công bố kết nối Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) và ra mắt Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia.
Trong điều kiện như hiện nay, khi nhiều cơ sở y tế ở các điểm nóng đang phải quá tải để phục vụ các bệnh nhân Covid-19 nặng, nền tảng "Giúp tôi!" sẽ góp phần giảm tải cho các cơ sở y tế bằng cách huy động mạng lưới chuyên gia y tế ở khắp mọi nơi để trợ giúp cho những bệnh nhân nhẹ hoặc các trường hợp tiếp xúc gần. Các y, bác sĩ luôn có thể tham gia chống dịch từ xa thông qua việc hỗ trợ các bệnh nhân nhẹ tại các điểm nóng.
Bên cạnh đó, nhóm thực hiện dự án "Giúp tôi!" cũng có kế hoạch mở rộng tính năng để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 những nhu cầu bên cạnh tư vấn y tế và sức khỏe tâm lý như chia sẻ các mặt hàng thiết yếu hay các khó khăn khác do hậu quả của đại dịch.
Hai bên cũng kỳ vọng thông qua mối quan hệ hợp tác này, dự án sẽ có thêm nhiều nguồn lực để có thể mở rộng và đặc biệt là kết nối với các cơ quan chính sách để cùng chung tay hưởng ứng tinh thần "Chống dịch như chống giặc" và góp phần thực hiện "mục tiêu kép" của Chính phủ.
Dự kiến, Dự án sẽ tiếp tục được hoàn thiện để sẵn sàng cho ra mắt sản phẩm chính thức trong thời gian tới.