CEO Lazada: Các triệu phú châu Á dành 3 tiếng trên di động, đó là tiềm năng lớn cho thương mại điện tử
Ở thời điểm hiện tại, người mua không chỉ muốn một nền tảng mua sắm trực tuyến đơn giản. Làm khách hàng vui vẻ khi mua sắm cũng đang dần trở nên quan trọng.
- 30-05-2018Sau 'cú exit' ngoạn mục khỏi Foodpanda, Lazada, cỗ máy sản xuất startup Rocket Internet vẫn không biết làm gì với khoản tiền mặt 3 tỷ USD
- 18-05-2018Tưởng im hơi lặng tiếng nhưng chi tiết này cho thấy Jack Ma đang âm thầm giúp Lazada 'bá chủ' Đông Nam Á theo đúng cách ông đã làm được với Alibaba
- 19-03-2018Jack Ma bạo chi thêm 2 tỷ USD đầu tư vào Lazada, quyết tâm bá chủ thương mại điện tử Đông Nam Á
- 05-03-2018Đưa lãnh đạo kỳ cựu sang Lazada, đóng cửa văn phòng tại Bangkok và Moscow, Alibaba đang ngầm tấn công Đông Nam Á?
Chia sẻ tại Diễn đàn thương hiệu tương lai LazMall, ông Pierre Poignant, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lazada, nhấn mạnh: "Một thống kê cho thấy các triệu phú châu Á dành hơn 3 giờ trên smartphone mỗi ngày. Đây là tiềm năng rất to lớn cho ngành thương mại điện tử. Mục tiêu là làm cho họ cảm thấy vui vẻ khi mua sắm. Khách hàng, không chỉ cần mua được hàng hóa tốt mà còn cần những trải nghiệm vui vẻ. Đó là mục tiêu chúng tôi hướng tới".
Giải quyết "nỗi đau đầu" của người bán hàng
Hoạt động ở thị trường với hơn phần lớn là các doanh nghiệp vừa vả nhỏ, Lazada đang hướng tới những giải pháp để hỗ trợ cho mọi nhà bán hàng và thương hiệu, giúp nhanh chóng trở thành "Siêu doanh nghiệp điện tử" tại Đông Nam Á.
Theo đó, Lazada vừa công bố một chuỗi dịch vụ và sản phẩm mới để hỗ trợ các nhà bán hàng và thương hiệu tại Đông Nam Á. Nó hướng đến nhằm giải quyết 3 "nỗi đau đầu" của doanh nghiệp: xây dựng thương hiệu, tiếp thị và bán hàng. Những tính năng này sẽ bắt đầu triển khai ngay trong tháng 3, thời điểm Lazada kỷ niệm sinh nhật lần thứ 7.
Được mô tả là các "siêu giải pháp", chuỗi dịch vụ và sản phẩm mới của Lazada hướng đến mọi nhà bán hàng và thương hiệu để giúp những doanh nghiệp này phát triển khi thị trường thương mại điện tử đang bùng nổ tại Đông Nam Á.
"Không có một nhà bán hàng nào là quá nhỏ bé để vươn lên, cũng như không có thương hiệu nào là quá lớn để trở thành ‘Siêu doanh nghiệp điện tử’. Đó là lý do tại sao chúng tôi công bố những giải pháp nhằm giúp các thương hiệu và người bán gia tăng tốc độ số hóa và tiếp cận khách hàng tốt hơn", ông Pierre Poignant, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lazada chia sẻ tại Diễn đàn thương hiệu tương lai LazMall.
"Siêu giải pháp" giúp tạo "siêu doanh nghiệp"
Sau khi sáp nhập với Alibaba, Lazada đã được thừa hưởng nền tảng công nghệ mạnh mẽ từ gã khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc. Những giải pháp mới được đưa ra cũng dựa chủ yếu trên những nền tảng này.
Một trong số đó là chuỗi những chiến dịch giúp các thương hiệu và nhà bán hàng trong LazMall có thể tăng độ nhận hiện thương hiệu và tương tác tốt hơn với người mua hàng. Gói "Giải pháp Tiếp thị" và bảng số liệu "Tư vấn Kinh doanh" hoàn toàn mới, giúp tăng khả năng hiển thị của gian hàng và cung cấp những thông tin cập nhật thời gian thực, từ đó giúp các thương hiệu và nhà bán hàng đưa ra quyết định tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngoài ra, Lazada còn cung cấp các công cụ mới như "Thiết kế Gian hàng" sẽ hỗ trợ nhà bán hàng và thương hiệu tùy chỉnh phần hiển thị của gian hàng, tạo sự khác biệt so với các gian hàng khác trên Lazada. Ngoài ra, tính năng phát sóng trực tiếp, cập nhật tin tức (news feed) và những trò chơi tương tác trong ứng dụng có thể giúp nhà bán hàng kết nối với người tiêu dùng hiệu quả hơn.
Chủ tịch Tập đoàn Lazada Jing Yin.
Cơ sở hạ tầng về công nghệ và logistics từ Alibaba cũng giúp Lazada có thể ra mắt tính năng mới, cho phép kết hợp trải nghiệm mua sắm và giải trí trên cùng 1 nền tảng. Trong khi đó, LazMall hướng tới các giải pháp tối ưu để giúp các thương hiệu và nhà bán hàng dễ dàng mở cửa hàng hơn. Với chỉ vài phút để mở cửa hàng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên cạnh tranh trên toàn cầu.
"Kể từ khi ra mắt LazMall vào năm 2018, chúng tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của tác đối tác thương hiệu quan trọng. Chúng tôi muốn hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử cho nhiều thương hiệu và nhà bán hàng hơn thông qua những tiện ích của LazMall. Chúng tôi muốn khơi dậy tiềm năng của họ để họ có thể cùng với chúng tôi phát triển và trở thành các doanh nghiệp điện tử bền vững và thành công", Chủ tịch Tập đoàn Lazada Jing Yin cho biết.
Theo đánh giá của Lazada, ở Đông Nam Á, 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) rất muốn đầu tư vào công nghệ để đạt được sự tăng trưởng bền vững trong nền kinh tế kỹ thuật số. Các công cụ định hướng kinh doanh được ưu tiên đầu tư hàng đầu bao gồm: giải pháp thương mại trực tuyến, quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và quy trình kinh doanh thông minh (business intelligence - BI).