CEO Mirae Asset chỉ ra "mấu chốt" quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam để thu hút dòng vốn ngoại
"Khả năng Việt Nam được nâng hạng trong kỳ công bố vào tháng 10/2024 là chưa cao. Tuy nhiên, đây là kỳ đánh giá quan trọng để FTSE ghi nhận những thay đổi tích cực mà Việt Nam đã thực hiện, đặc biệt là các cải cách về pháp lý và cơ sở hạ tầng thị trường", CEO MASVN chia sẻ.
- 01-10-2024Quyết định quan trọng của Trung Quốc “phả hơi nóng”, cổ phiếu Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim đua nhau bốc đầu với thanh khoản tăng khoản tăng vọt
- 01-10-2024Công ty liên quan EVN bất ngờ tăng cổ tức tiền mặt sau nửa đầu năm lãi đậm, các đại gia PV Power, Vinaconex, GVR sắp “bỏ túi” tiền tỷ
Một thông tin tích cực đang được giới đầu tư kỳ vọng đó là triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng đến gần hơn.
Tại Talk show Phố Tài Chính (The Finance Street Talk Show) trên VTV8, ông Kang Moon Kyung, Tổng Giám đốc, Công ty CP Chứng Khoán Mirae Asset (MAS), một trong những công ty chứng khoán đầu tiên tham gia thực hiện non pre-fungding cho các nhà đầu tư nước ngoài theo thông tư 68 của Bộ Tài chính đã có những nhận định về vấn đề này.
BTV Mùi Khánh Ly: Việt Nam đã nỗ lực để đáp ứng các tiêu chí nâng hạng của FTSE, theo ông đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã đáp ứng đủ các tiêu chí nâng hạng mà FTSE đưa ra chưa?
Ông Kang Moon Kyung: Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc đáp ứng các tiêu chí nâng hạng của FTSE, đặc biệt khi Bộ Tài chính thông qua Thông tư 68. Thông tư này cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu mà không cần ký quỹ trước, giúp tăng tính linh hoạt và cải thiện thanh khoản trên thị trường.
Ngoài ra, những cải cách quan trọng như việc công bố thông tin bằng tiếng Anh cho nhà đầu tư ngoại cũng đã tháo gỡ những rào cản trước đây.
Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức như chu kỳ thanh toán và tỷ lệ giao dịch cần được khắc phục để đạt chuẩn quốc tế. Những cải tiến này là tiền đề quan trọng, giúp nâng cao khả năng Việt Nam được FTSE Russell nâng hạng lên thị trường mới nổi trong tương lai.
Là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện thực hiện non pre-fungding cho các nhà đầu tư nước ngoài theo thông tư 68 của Bộ Tài chính và Ủy Ban chứng khoán cho phép thực hiện, công việc hiện đang được triển khai như thế nào rồi thưa ông?
Việc triển khai non pre-funding tại Mirae Asset đang được thực hiện rất cẩn thận, với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban để đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ.
Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều khía cạnh như tài chính, pháp lý, và công nghệ giao dịch. Mỗi bộ phận đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho hoạt động này, từ việc đảm bảo nguồn lực tài chính đến đáp ứng các yêu cầu pháp lý của cơ quan quản lý. Hệ thống giao dịch đã được nâng cấp toàn diện để đáp ứng tốt nhất yêu cầu không cần ký quỹ trước khi giao dịch.
Điều này giúp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện giao dịch linh hoạt hơn và giảm áp lực tài chính ngắn hạn. Đồng thời, chúng tôi đã tập trung đào tạo đội ngũ tư vấn để hỗ trợ các nhà đầu tư quốc tế hiệu quả nhất. Đội ngũ này không chỉ nắm vững quy trình giao dịch mà còn có khả năng tư vấn các chiến lược phù hợp với bối cảnh thị trường Việt Nam.
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng này giúp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tuân thủ khi Thông tư 68 chính thức có hiệu lực vào tháng 11/2024. Khi thông tư có hiệu lực, hoạt động giao dịch kỳ vọng sẽ diễn ra trôi chảy và hiệu quả, tăng cường khả năng thu hút vốn ngoại vào thị trường Việt Nam. Đây không chỉ là một bước đột phá kỹ thuật mà còn là chiến lược dài hạn để nâng cao sức hấp dẫn của thị trường với nhà đầu tư quốc tế.
T heo ông, khả năng Việt Nam được nâng hạng là như thế nào trong đợt công bố kết quả đánh giá tới đây của FTSE?
Khả năng Việt Nam được nâng hạng trong kỳ công bố vào tháng 10/2024 là chưa cao. Tuy nhiên, đây là kỳ đánh giá quan trọng để FTSE ghi nhận những thay đổi tích cực mà Việt Nam đã thực hiện, đặc biệt là các cải cách về pháp lý và cơ sở hạ tầng thị trường.
Điều này sẽ tạo nền tảng cho khả năng cho việc nâng hạng vào kỳ đánh giá lại vào tháng 3 hoặc tháng 9 năm 2025, với xác suất thành công rất lớn.
Với việc Việt Nam đã đáp ứng phần lớn các tiêu chí quan trọng mà FTSE đề ra, cùng sự nỗ lực từ phía cơ quan quản lý, thị trường chứng khoán Việt Nam đang tiến gần hơn đến mục tiêu nâng hạng. Sự lạc quan này không chỉ đến từ các nhà đầu tư trong nước mà còn từ các nhà đầu tư quốc tế, những người đang theo dõi sát sao tiến trình này.
Ngoài những tiêu chí trên thì ông đánh giá như thế nào về thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, có là thời điểm thích hợp để hướng đến nâng hạng thị trường?
Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có tiềm năng phát triển lớn, đặc biệt với quy mô vốn hóa hơn 213 tỷ USD tính đến ngày 17/09/2024, tương đương với nhiều quốc gia đã được FTSE nâng hạng. Quy mô này phản ánh sức mạnh của các doanh nghiệp lớn trong nước, là yếu tố quan trọng cho mục tiêu nâng hạng.
Thanh khoản thị trường cũng có dấu hiệu tích cực khi khối lượng giao dịch tăng và ổn định, cho thấy sự quan tâm từ nhà đầu tư, đặc biệt là khối ngoại. Định giá thị trường cũng đang ổn định, tạo ra một môi trường đầu tư an toàn và hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế.
Các cải cách mạnh mẽ về quản lý và giao dịch gần đây đã giúp cải thiện tính minh bạch và tính cạnh tranh của thị trường. Công bố thông tin bằng tiếng Anh đã giúp nhà đầu tư quốc tế dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn về thị trường Việt Nam, từ đó gia tăng niềm tin.
Những khách hàng nước ngoài của Mirae Asset cũng đánh giá cao tiềm năng phát triển của thị trường. Họ đặc biệt quan tâm đến các cơ hội đầu tư khi Việt Nam đang thúc đẩy các chính sách thu hút vốn ngoại.
Nhìn chung, với những phát triển về quy mô, thanh khoản, và việc cải cách quản lý, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam hướng tới nâng hạng thị trường, mở ra nhiều cơ hội lớn cho nhà đầu tư quốc tế.
Tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng, song song với việc nâng hạng thì cũng cần có thêm nhiều hàng hóa chất lượng niêm yết trên thị trường, theo ông thì sao?
Bên cạnh mục tiêu nâng hạng, việc bổ sung thêm nhiều doanh nghiệp niêm yết có chất lượng cao là vô cùng cần thiết.
Hiện tại, số lượng doanh nghiệp lớn niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá hạn chế, có nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc chưa đủ tiềm lực để thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ nhà đầu tư quốc tế.
Để thực sự cạnh tranh và thu hút vốn từ khối ngoại sau khi được nâng hạng, thị trường cần có thêm các doanh nghiệp đầu ngành, với quy mô vốn hóa lớn, hoạt động kinh doanh ổn định, và khả năng tăng trưởng bền vững.
Việc này không chỉ tạo niềm tin cho nhà đầu tư quốc tế mà còn giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, tăng sức hấp dẫn cho thị trường. Đồng thời, quá trình này đòi hỏi sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp nhằm cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, minh bạch thông tin, và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.
Ngoài ra, Việt Nam và các thành viên trên thị trường sẽ cần làm những gì để có thể thu hút nhà đầu tư nhiều hơn nữa trong thời gian tới, theo ông?
Để thu hút thêm nhà đầu tư, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện tính minh bạch trong thông tin và quy trình giao dịch, đảm bảo giảm thiểu rủi ro thông qua việc nâng cao hệ thống quản lý và giám sát thị trường.
Bên cạnh đó, chính sách kinh tế ổn định là yếu tố then chốt để tạo niềm tin lâu dài cho nhà đầu tư. Đồng thời, cần nâng cấp hạ tầng giao dịch và quy trình thanh toán, đảm bảo tính chuyên nghiệp, nhanh chóng và an toàn để nhà đầu tư quốc tế có thể an tâm khi tham gia thị trường.
Việc cải thiện các yếu tố này sẽ giúp tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và cạnh tranh hơn. Việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và tính minh bạch không chỉ giúp thu hút nhà đầu tư mới mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường về lâu dài.
Nhịp sống thị trường