CEO thời trang Gumac: "Bán 10.000 đơn hàng online/ngày không dễ nhưng có thể làm được"
Mặc dù tạm ngừng hoạt động 80 cửa hàng vì dịch Covid-19 song hãng thời trang Gumac vẫn đang "sống tốt" nhờ đơn hàng online đạt 6.000 đơn/ngày, tiến đến mốc 10.000 đơn/ngày vào quý 2/2021.
- 09-04-2020Đóng 80 cửa hàng vì Covid, sếp GenViet bị giảm 70% lương, đi bán hàng online như nhân viên
- 08-04-2020Các nhà hàng, quán cafe, trà sữa Việt Nam chuyển mình để “sống còn” qua mùa dịch: Loạt cách thu lợi nhuận dù không cần mở cửa
- 07-04-2020Cửa hàng đóng hàng loạt vì đại dịch, khách hàng trở thành thượng đế tại gia
Từ một chàng trai học ngành hàng hải chuyển sang bán hàng thời trang, CEO 8X Lê Thành Vân mất 4 năm để xây dựng thương hiệu thời trang nữ Gumac từ một cửa hàng nhỏ có diện tích chưa đầy 30m2 trên đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình lớn mạnh thành chuỗi 80 cửa hàng trên khắp cả nước. Nhưng chỉ mất 1 ngày vì dịch Covid-19, Gumac phải đóng cửa toàn bộ hệ thống cửa hàng trên cả nước.
Nhìn nhận đây là một quyết định đúng đắn để chung tay cùng Chính phủ ngăn chặn dịch bệnh, song Gumac cũng chịu không ít thiệt hại. Doanh nghiệp đang tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới.
Khi toàn bộ chuỗi cửa hàng do anh nhiều năm gắng công gây dựng đột ngột phải đóng cửa vì dịch Covid-19, anh đã nghĩ gì?
Từ khi dịch bệnh Covid- 19 xảy ra đến hết tháng 3 thì Gumac vẫn hoạt động bình thường, nhưng kể từ ngày 1/4/2020 chúng tôi phải đóng cửa toàn bộ hệ thống 80 cửa hàng để phòng chống dịch. Cá nhân tôi thấy đây là một quyết định đúng đắn và quyết liệt trong việc ngăn chặn dịch bùng phát trên diện rộng, không để như nhiều quốc gia khác, nên rất ủng hộ.
Dịch bệnh đã và đang xảy ra là điều mình không thể thay đổi được, chính vì thế mình phải thay đổi chính mình trước. Lúc đó, tôi chỉ có suy nghĩ rằng hãy lạc quan và mạnh mẽ lên, có như thế tâm trí chúng ta mới thoải mái để biết được mình sẽ làm gì tiếp theo.
Sau khi đóng toàn bộ cửa hàng, việc đầu tiên anh làm với Gumac là gì?
Khi đó tôi quyết định, khối văn phòng của Gumac vẫn hoạt động bình thường. Chúng tôi sẽ dồn lực để xử lý đơn hàng online cũng như lên nhiều kế hoạch cụ thể chi tiết để bán hàng, tăng doanh thu mùa dịch và đặt nền móng Gumac có thể bùng nổ sau khi hết dịch.
Từ trước đến giờ mảng bán hàng online của Gumac được phát triển khá tốt. Hiện tại, chúng tôi đang đẩy mạnh chương trình bán hàng đa kênh như Facebook, website của Gumac và kết hợp với các sàn thương mại điện tử. Chuẩn bị thiết kế và ra mắt những concept mới chỉ dành bán riêng cho các sàn TMĐT.
Và kết quả diễn ra đúng như kì vọng của chúng tôi. Vài ngày gần đây Gumac được mức khoảng 6.000 đơn hàng online/ngày. Điều này khiến chúng tôi rất vui mừng và tin tưởng vào chiến lược phát triển bán hàng đa kênh mà chúng tôi đã hoạch định. Trong số hàng nghìn đơn hàng đó, có không ít đơn bán hàng từ toàn thể nhân viên Gumac, dù ở nhà nhưng các bạn vẫn tự tìm kiếm khách hàng, mang những đơn hàng về cho công ty.
Cụ thể thì kênh bán hàng online bù đắp như thế nào về khoản doanh thu thiếu hụt do hệ thống cửa hàng offline đang phải tạm đóng cửa?
Hiện tại, Gumac có đủ dòng tiền để vận hành doanh nghiệp như tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên dù cửa hàng đóng cửa nhưng chúng tôi vẫn trả lương đầy đủ cho các nhân viên bán hàng của mình chứ không cắt giảm lương của bất kỳ ai.
CEO Gumac Lê Thành Vân.
Dịch bệnh có thể còn kéo dài, công ty đã nghĩ đến những bước tiếp theo như thế nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này?
Công ty đang đặt mục tiêu 10.000 đơn hàng mỗi ngày từ kênh online và đã có trong kế hoạch phát triển của Gumac trong thời gian tới. Nhưng đó là con số không hề dễ đối với chúng tôi hay bất kì doanh nghiệp thời trang nào tại Việt Nam. Để đạt được con số này chúng tôi hiểu rằng phải thay đổi toàn diện quy trình vận hành của Gumac hiện tại và tôi tin Gumac sẽ đạt được con số đó trong thời gian tới.
Nhiều người cho rằng đây là thời điểm tốt để tái cơ cấu doanh nghiệp, vậy Gumac thì sao?
Đúng vậy, Gumac cũng đang tiến hành tái cấu trúc toàn bộ doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch, chiến lược cho tầm nhìn 2025 sẽ trở thành hãng thời trang có quy mô thị phần lớn nhất và dịch vụ bán hàng tốt nhất tại Việt Nam.
Với Gumac mấu chốt vượt qua mùa dịch này chính là về con người và mô hình kinh doanh. Về con người chúng tôi xây dựng văn hóa tư tưởng lấy tình yêu thương gia đình làm nền tảng gốc rễ, không chỉ đơn thuần là tình yêu thương của các thành viên Gumac với nhau mà còn là tình yêu thương với cả cộng đồng nhà Gu.
Chính vì thế khi dịch bệnh kéo dài chúng tôi có được sự đồng lòng chia sẻ của toàn bộ nhân viên công ty cũng như sự ủng hộ giúp đỡ từ các khách hàng của mình. Nếu không có tình yêu thương lớn lao mà tất cả mọi người dành cho Gumac thì chắc chắn chúng tôi sẽ rất khó khăn, bế tắc trong giai đoạn này.
Gumac dồn lực cho online và đạt 6.000 đơn hàng/ngày trong đại dịch.
Doanh nghiệp kỳ vọng có thể bùng nổ lên con số 10.000 đơn hàng online/ngày trong quý 2 năm tới.
Anh có lời khuyên gì cho các công ty thời trang hoặc startup đang gặp khó vì dịch Covid-19?
Việc chúng ta cần làm ngay là phải cân đối lại dòng tiền bằng cách thương lượng với các đối tác để giãn thời gian các khoản công nợ, nếu được thì có thể trả thiếu một khoản và sẽ bù đắp vào thời gian nhất định.
Tôi thường chia sẻ với mọi người rằng đây là thời điểm có nhiều thời gian rảnh thì hãy đào sâu vào con người và quy trình để thay đổi cho tốt hơn, ngoài ra hãy xây dựng một bộ phận bán hàng online riêng cho doanh nghiệp của mình, đầu tư nghiêm túc và tập trung hơn trên mặt trận này.
Bởi khách hàng đang có thói quen dịch chuyển qua mua hàng online vì thuận tiện và đa dạng sự lựa chọn. Đó là xu hướng tất yếu nếu doanh nghiệp nào không chịu tập trung thay đổi sẽ gặp khó khăn và có thể bị đào thải ra khỏi thị trường trong thời gian tới.
Anh nhận định như thế nào về sự thay đổi của thị trường, thói quen tiêu dùng và khả năng phục hồi của ngành thời trang sau đại dịch?
Theo nhận định của tôi, sau dịch sẽ có sự thay đổi rất lớn về thị trường, cụ thể là các chuỗi đang giảm dần quy mô, trả hoặc sang lại những cửa hàng có giá thuê cao để giảm chi phí, rất nhiều cửa hàng kinh doanh thời trang nhỏ lẻ đã phải đóng cửa đặc biệt là thời trang nam.
Thói quen người tiêu dùng nói chung và ngành thời trang nói riêng đã bắt đầu quen với việc mua sắm trên kênh online nhiều hơn bởi sự tiện lợi. Ngoài ra, tình hình kinh tế khó khăn nên chắc chắn khách hàng sẽ có kế hoạch chi tiêu cẩn trọng hơn nên thời trang ở phân khúc giá tầm trung sẽ nắm được nhiều lợi thế.
Ngành thời trang sẽ nhanh phục hồi trở lại nếu như các doanh nghiệp bắt kịp được xu hướng người tiêu dùng đồng thời thay đổi chính sách bán hàng hiện tại để hướng tới việc đảm bảo cho khách hàng yên tâm khi mua sắm online bởi người tiêu dùng vẫn còn đó nhiều nỗi lo khi mua sắm quần áo online như sản phẩm không giống hình quảng cáo, hàng giảm giá mua về mặc không vừa được xử lý như thế nào.
Do đó tôi có niềm tin rất lớn vào sự hồi phục của ngành và Gumac sẽ là một trong những doanh nghiệp tiên phong bắt kịp sự thay đổi lớn này bởi vì chúng tôi đã có sự đầu tư bài bản và nghiêm túc từ trước để tự tin đón đầu xu hướng mới.
Cảm ơn anh về những chia sẻ này!
Theo khuyến cáo của chuyên gia, các cửa hàng kinh doanh chuyển đổi mô hình từ truyền thống sang bán online chưa đủ, mà các cửa hàng nên tự xây dựng và quản lý một kênh bán độc lập do mình làm chủ. Nhờ đó, cửa hàng có thể duy trì mô hình bán online lâu dài, hợp tác song song với nhiều kênh bán và kênh giao hàng một lúc, tránh phụ thuộc vào đối tác hợp tác độc quyền, đồng thời đảm bảo giữ được data khách hàng.
Một giải pháp quản lý bán hàng nên dễ dùng, chi phí rẻ, giải quyết đồng bộ bài toán từ kinh doanh (tư vấn, chốt đơn, đặt hàng, giao hàng online) đến vận hành (quản lý kho, thống kê đơn hàng, lãi, lỗ,...).
Giải pháp Shopfly Quản lý bán hàng của VCCORP có thể giải quyết được tất cả các vấn đề trên. Giải pháp dành riêng cho khối bán lẻ, giúp bất kỳ doanh nghiệp, cửa hàng chuỗi, chủ shop truyền thống nào cũng có thể tự triển khai một kênh bán thông qua:
1. Chatbot ảo thay thế nhân viên thực, trực chiến 24/7 giúp tư vấn và chốt đơn hàng tự động
2. Kết nối sẵn với các đơn vị giao hàng, order giao nhanh trong tích tắc
3. Gửi code giảm giá, flash sale tự động kích thích khách cũ mua thêm
4. Thống kê hàng tồn, hàng bán chạy,...
5. Quản lý hệ thống danh mục sản phẩm, nhập kho/ tồn kho/ xuất kho
SHOPFLY QUẢN LÝ BÁN HÀNG ONLINE - TĂNG TRƯỞNG GẤP HAI - SAY BYE COVID
Tổ Quốc
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19