CEO Trước sức ép thị trường biến động - Hành trình thích ứng và đổi mới
Trong thời kỳ thị trường đầy biến động, CEO doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn. Những xu hướng tiêu dùng nào đang phát triển? Xu hướng nhu cầu việc làm của người lao động có còn như cũ? CEO nhà quản trị Doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng?
Những năm gần đây, các doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các yếu tố bên ngoài như đại dịch COVID-19, lạm phát gia tăng, và sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng. Sự biến động này không chỉ là tin đồn mà đang hiện hữu rõ ràng qua việc doanh số sụt giảm, khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng mới, và sự thay đổi đột ngột trong hành vi mua sắm của khách hàng. Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô để tồn tại, nhưng điều đó cũng mở ra cơ hội cho những ai biết cách thích ứng và đổi mới. Không chỉ dừng lại ở các sự biến động thị trường kinh doanh, thị trường lao động và nhu cầu việc làm của nhân sự cũng có những thay đổi lớn khiến tư tưởng và hệ thống quản trị nhân sự cũ không còn phù hợp.
Xu hướng tiêu dùng đã thay đổi như thế nào? Ảnh hưởng gì đến Doanh nghiệp?
Người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi đáng kể trong tiêu chí lựa chọn và đánh giá sản phẩm. Xu hướng tiêu dùng bền vững, yêu cầu minh bạch về nguồn gốc và ưu tiên các thương hiệu có trách nhiệm xã hội ngày càng gia tăng. Điều này tạo ra áp lực lớn lên các doanh nghiệp nhỏ, buộc họ phải điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn mới, nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các thương hiệu lớn hơn.
Cùng với đó, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và mua sắm qua mạng xã hội đang trở thành xu hướng chủ đạo. Khách hàng không chỉ muốn dịch vụ mà Doanh nghiệp cung cấp đáp ứng trọn vẹn từng điểm chạm cảm xúc, mà còn mong đợi doanh nghiệp hiện diện trên các nền tảng số phổ biến, có mức độ thuận tiện tối đa khi tìm kiếm thông tin. Doanh nghiệp nhỏ cần nhanh chóng thích nghi với xu hướng này để duy trì sự hiện diện và tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.
Ngoài ra, minh bạch và bảo vệ quyền riêng tư đang ngày càng trở nên quan trọng. Người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến cách dữ liệu cá nhân của họ được thu thập và sử dụng, và những doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu này có nguy cơ mất lòng tin của khách hàng, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và doanh thu. Các doanh nghiệp nhỏ phải đầu tư vào công nghệ và quy trình quản lý dữ liệu để đảm bảo đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị trường.
Xu hướng về nhu cầu việc làm của người lao động đã thay đổi? Doanh nghiệp khó tuyển và giữ người?
Không chỉ người tiêu dùng, mà cả người lao động cũng đang thay đổi. Giá trị sống của người lao động, đặc biệt là các thế hệ trẻ như Gen Z, đang chuyển dịch nhanh chóng. Họ không còn chỉ quan tâm đến mức lương mà còn tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, quan tâm đến sức khỏe tinh thần, và mong muốn được làm việc trong những môi trường có ý nghĩa. Những thay đổi này khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lúng túng trong việc quản trị nhân sự, đặc biệt khi phải cạnh tranh với các công ty lớn trong việc thu hút và giữ chân nhân tài.
Trước sức ép đó CEO cần thích ứng và đổi mới hoạt động quản trị như thế nào?
Trong bối cảnh thị trường đang trải qua những biến động phức tạp, các CEO cần phải theo một lộ trình rõ ràng và khoa học để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua thử thách. Cách tiếp cận hiệu quả nhất có thể được chia thành ba giai đoạn: Nhận diện, Cập nhật và Thích ứng đổi mới.
Nhận diện
Trước tiên, CEO cần phải nhận diện rõ ràng những yếu tố đang tác động đến doanh nghiệp của mình. Điều này đòi hỏi việc theo dõi các chỉ số kinh doanh và nhân sự chính như doanh thu, chi phí vận hành, tỷ lệ nghỉ việc, và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng vv... Việc phân tích những dữ liệu này sẽ giúp xác định mức độ nghiêm trọng của các biến động thị trường và làm rõ những khía cạnh nào của doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đây là bước đầu tiên và quan trọng để tránh những phản ứng thái quá hoặc không phù hợp với tình hình thực tế.
Cập nhật
Việc tiếp theo là cập nhật liên tục thông tin thị trường và tình hình nội bộ doanh nghiệp. CEO cần nắm bắt kịp thời các xu hướng mới, từ sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng đến những thay đổi trong xu hướng thị trường lao động. Điều này cũng bao gồm việc nâng cao năng lực quản trị và học hỏi từ những thay đổi đang diễn ra trong ngành để đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình không bị bỏ lại phía sau. Việc cập nhật thông tin một cách liên tục và có hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp duy trì sự nhạy bén trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
Thích ứng và đổi mới
Cuối cùng, CEO cần triển khai các biện pháp thích ứng và đổi mới. Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh chiến lược bán hàng và marketing, chuyển đổi số để tối ưu hóa quy trình kinh doanh, hay tái cấu trúc quản trị nhân sự để giữ chân nhân tài và nâng cao hiệu suất làm việc. Thích ứng không chỉ đơn thuần là phản ứng với những thay đổi mà còn là việc chủ động đổi mới để nắm bắt cơ hội và dẫn dắt doanh nghiệp đến thành công trong tương lai.
Những nội dung này sẽ được triển khai chi tiết và phân tích sâu sắc trong chương trình tọa đàm "CEO trước sức ép thị trường biến động - Hành trình đổi mới và thích ứng". Chuyên môn trọng tâm về hoạt động quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự sẽ là Key chính trong chương trình này. Ông Trần Anh Tuấn là người phụ trách chuyên môn và chia sẻ trong chương trình tọa đàm. Các nội dung kiến thức được biên soạn và chia sẻ dựa trên các nghiên cứu khoa học tổng hợp, thực nghiệm trong hành trình quản trị và vận hành sẽ có giá trị vận dụng thực tiễn cao cho CEO và nhà quản trị. Đây sẽ là cơ hội quý báu để các CEO trang bị cho mình những chiến lược và công cụ cần thiết để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua sóng gió và tiến tới những bước đột phá mới.
Nội dung chi tiết chương trình tọa đàm Business Vision Talk với chủ đề "CEO trước sức ép thị trường biến động" tại đây: https://www.trananhtuan.com.vn/ceo
Tổ Quốc