Cha mẹ càng hào phóng 3 việc này thì con cái càng chịu khổ: Gia đình mới quan trọng nhất, đừng chỉ biết làm hài lòng người ngoài!
Tôi có một người anh họ được người khác đánh giá là rất tốt bụng và ấm áp nhưng gia đình lại thường xuyên phàn nàn về anh ấy. Hóa ra anh chỉ đáp ứng yêu cầu của người ngoài nhưng lại thờ ơ với người nhà.
- 14-12-20233 nơi trong nhà ẩn chứa bí mật giúp con cái nổi trội, đặc biệt nơi thứ 2: Nhiều cha mẹ vẫn bỏ qua
- 14-12-20234 bài học đắt giá khi nuôi dạy con cái, cha mẹ nào cũng cần thấm nhuần
- 13-12-2023Những đứa trẻ lớn lên có thu nhập cao thường sở hữu 3 đặc điểm này: Cha mẹ đừng bỏ qua mà "dập tắt" tương lai của con
Một người bạn phàn nàn với tôi rằng cô ấy giận bố đến mức không nói nên lời.
Hóa ra khi các con lớn lên, vợ chồng cô nhận thấy nhà của họ quá nhỏ để ở, bọn trẻ cần có phòng riêng. Vì vậy, hai vợ chồng đã làm việc chăm chỉ để tiết kiệm tiền và mua một căn nhà lớn hơn một chút. Không ngờ chính hành động này lại gây ra hàng loạt chuyện không vui sau này.
Khi bố cô biết tin cô đã đổi nhà, ông rất mừng, luôn lên tiếng khen ngợi cô trước mặt họ hàng, nói rằng con gái ông rất có năng lực và nếu ai gặp khó khăn gì có thể tìm đến cô.
Kết quả của việc hào phóng quá mức này là một người họ hàng thực sự đã đến tận cửa nhà cô và nói rằng con gái họ năm nay lên thành phố học đại học, nhưng thuê nhà bên ngoài quá đắt, đề nghị cô cho con của họ ở nhờ.
Bạn tôi nghe vậy liền bối rối, căn phòng trống ở đâu? Cô đổi nhà chỉ vì muốn cho con một phòng riêng, nếu căn nhà này mà cho cả họ hàng tới ở thì con tôi sẽ ở đâu?.
Không ngờ, bố cô ấy khi biết chuyện lại không vui nói: "Nhà con ngủ chung một phòng đi, còn chừa lại 1 phòng cho người ta ở nhờ? Bố đã đồng ý rồi, bây giờ mà từ chối thì sẽ xúc phạm người khác, bố sẽ mất mặt".
Bạn tôi nghe xong chết lặng, cảm thấy mình đang tiết kiệm tiền cho họ hàng chứ không phải bản thân. Sau đó, cô ấy một mực không đồng ý và người bố quay sang giận dỗi con gái.
Bạn tôi rất đau khổ và nói tại sao bố cô ấy không nghĩ đến cô ấy. Chuyện này cũng khiến người ta khó hiểu, đây không phải là gây phiền toái cho cô ấy sao?
Nhìn chung, nhiều bậc cha mẹ rất tốt với người ngoài nhưng lại không nghĩ nhiều đến cảm xúc của con mình. Nếu cha mẹ "giả vờ rộng lượng" trong 3 vấn đề này, có thể con cái họ sau này sẽ phải chịu thiệt thòi.
Làm hài lòng người ngoài
Tôi có một người anh họ được người khác đánh giá là rất tốt bụng và ấm áp nhưng gia đình lại thường xuyên phàn nàn về anh ấy. Hóa ra anh đáp ứng yêu cầu của người ngoài nhưng lại thờ ơ với người nhà.
Bác tôi có việc phải ra ngoài và muốn anh chở bác đi. Nhưng anh nói rằng, mẹ có thể đi xe buýt và anh không có thời gian. Nhưng nếu bạn của anh muốn chở đi thì anh dứt khoát đồng ý ngay, dù mưa hay nắng và giúp đỡ miễn phí.
Một lần khác, người hàng xóm nói rằng, muốn nhờ con trai của anh chở giúp con ông ấy đi học thêm. Anh đồng ý ngay, bất kể thằng bé đang bận ôn luyện thi cử. Vì chuyện này mà nó giận bố rất lâu. Đáp lại, anh họ tôi nói rằng phải học cách giúp đỡ người khác, biết giúp mọi người không có gì là sai cả.
Càng về sau, gia đình càng bực bội hơn khi mỗi lần nhắc đến anh.
Theo các chuyên gia, những người kém cỏi lại thường có xu hướng chiều chuộng người khác và coi trọng người ngoài hơn người nhà.
Bởi một người càng kém năng lực thì càng cần sự công nhận và khen ngợi từ những người xung quanh. Khi kết thân với người ngoài, anh ấy thực sự không có thành tích gì để khoe khoang nên đành phải để lại ấn tượng tốt cho người khác.
Vì vậy, anh đã phát triển một tính cách luôn "làm hài lòng" người khác. Chỉ cần người khác đưa ra yêu cầu, anh ấy sẽ cố gắng hết sức để đồng ý và thực hiện chúng. Chỉ để nói "bạn thật là một người tốt" và "bạn thật đáng để kết bạn".
Vì vậy, anh không bao giờ nói lời từ chối với người ngoài. Ngược lại, ý kiến của người nhà không đáng kể nên anh không cảm thấy có lỗi với chính người nhà mình.
Chỉ biết khen ngợi con hàng xóm
Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với cụm từ: "Con nhà người ta". Bởi cha mẹ luôn có xu hướng khen ngợi con nhà hàng xóm và chê bai con của chính mình.
Một lần đợi đón con tan học ngoài cổng trường, tôi được chứng kiến câu chuyện khá buồn.
Người phụ nữ A nói: "Con cô đẹp trai quá, học lại giỏi nữa".
Người phụ nữ B liền đáp: "Không, con của cô mới đẹp. Chứ thằng nhà tôi vừa đen, vừa lùn, chẳng bằng một nửa con cô ấy".
Tôi từng hỏi một bậc cha mẹ, tại sao lại phải khiêm tốn khi khen con, thậm chí không quên chê bai con?
Phụ huynh nghiêm túc trả lời: "Khen nó sợ nó kiêu".
Chúng ta luôn cảm thấy chỉ cần khen ngợi một đứa trẻ thì cái "tôi" của nó sẽ bay lên trời, nhưng trên thực tế, những bậc cha mẹ quen đề cao người khác, coi thường con cái vì họ nhạy cảm, mong manh và không đủ mạnh mẽ. Anh ta hy vọng giành được sự ưu ái của mọi người bằng cách tâng bốc người khác, để được người khác công nhận và chấp nhận. Và chê bai con của mình là một cách thường xuyên được áp dụng.
Về phía trẻ em, chúng có cái nhìn về chính bản thân mình qua đánh giá của người khác (đặc biệt là cha mẹ). Nếu chúng ta mù quáng đề cao người khác và coi thường con cái, thì con cái sẽ thực sự cho rằng mình thấp kém trong mắt cha mẹ và không thể so sánh với người khác.
Đặc biệt nếu cha mẹ chê bai con trước mặt người ngoài sẽ làm tổn thương lòng tự trọng và mất tự tin của trẻ.
Khi người khác khen ngợi con mình, chúng ta có thể nâng đỡ người khác, nhưng chúng ta cũng có thể thừa nhận những điểm mạnh của con mình một cách hào phóng và cho chúng biết chúng tuyệt vời như thế nào trong trái tim bạn. Bằng cách này, trẻ sẽ có sự tự tin và ngày càng giỏi hơn.
Khi con bạn bị bắt nạt, bạn yêu cầu bé kiên nhẫn
Tôi đang đưa con gái đi chơi ở bể cát thì thấy một cậu bé mặc áo đỏ đang chộp lấy chiếc xẻng nhỏ của một cậu bé mặc áo vàng. Lập tức, bé trai áo vàng phản ứng bằng cách hét lên, rồi ra sức giữ lấy cái xẻng. Nhưng bé áo đỏ khỏe hơn nên vẫn dành chiến thắng.
Phụ huynh hai bên có vẻ quen biết nhau. Cha mẹ cậu bé áo vàng thấy vậy liền an ủi: "Hãy cho anh mượn chơi cùng, nó không mang theo xẻng. Con thấy đấy, chúng ta vẫn còn những đồ chơi khác nữa mà".
Cậu bé không chịu, khóc lóc và cầu xin bố mẹ giúp lấy lại chiếc xẻng mà cậu yêu thích. Phụ huynh tức giận: "Sao con không cho nó chơi một lúc? Đừng keo kiệt như vậy". Cuối cùng, cậu bé đành im lặng và lủi thủi chơi một mình.
Khi trẻ bị bắt nạt, cha mẹ đôi khi yêu cầu trẻ chịu đựng vì "thể diện". Nhưng người mà chúng ta đang tổn thương vì "giả vờ rộng lượng" thực chất lại chính là con cái của chúng ta.
Cha mẹ chính là "chỗ dựa an toàn" của con khi hòa nhập bên ngoài. Một khi đứa trẻ cảm thấy không an toàn, nó cần chắc chắn rằng cha mẹ sẽ bảo vệ nó và ngăn cản nó khỏi bị tổn thương. Chỉ bằng cách này, trẻ mới có thể thiết lập được cảm giác an toàn và tự tin hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
Nhưng khi một đứa trẻ bị bắt nạt và cha mẹ không đứng về phía nó, nó sẽ cảm giác bị bỏ lại một mình. Về sau, trẻ sẽ không dám kết bạn vì sự hèn nhát của mình, và cho dù khi nó có bị đối xử tệ bạc ở bên ngoài thì cậu bé cũng sẽ không dám về nhà nói chuyện đó.
Có câu nói trong "Kỷ luật tích cực": Đừng quan tâm người khác nghĩ gì, điều quan trọng nhất trong lòng bạn phải là con cái.
Tôi đặc biệt đồng ý với câu này và muốn chia sẻ nó với bạn.
Theo aboluowang
Đời sống & pháp luật